Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để tồn tại và phát triển, bất kỳ cộng đồng, xã hội nào cũng cần đến một không gian sinh tồn.

Trong không gian ấy, con người tồn tại với tư cách là một chủ thể văn hóa - tương tác với môi trường tự nhiên xung quanh; lựa chọn các mô hình sản xuất, hình thành sinh kế; định hình các khuôn mẫu ứng xử; sáng tạo và trao truyền các giá trị truyền thống nhằm đảm bảo tính liên tục về lịch sử, văn hóa cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng.

Nhìn từ đô thị Buôn Ma Thuột

Nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng người Mỹ - Clyde Kiuckhohn cho rằng: “Văn hóa của một cộng đồng được phản chiếu qua không gian sống của họ”. Nhận định này tỏ ra chính xác và càng có ý nghĩa đối với vùng đất Tây Nguyên nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng, bởi lẽ văn hóa ra đời trên nền tảng của không gian sinh tồn - và đối với một cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây thì không gian sinh tồn cũng là không gian văn hóa và ngược lại.

Không gian văn hóa buôn làng cần được lưu tâm giữ gìn trong đời sống đương đại. (Trong ảnh: Bến nước - một trong những không gian sinh hoạt cộng đồng của người Êđê). Ảnh: Hữu Hùng
Không gian văn hóa buôn làng cần được lưu tâm giữ gìn trong đời sống đương đại. (Trong ảnh: Bến nước - một trong những không gian sinh hoạt cộng đồng của người Êđê). Ảnh: Hữu Hùng

Trong các loại hình không gian văn hóa mà con người đã sáng tạo nên - buôn làng là loại hình không gian lâu đời và phổ biến hơn cả. Với Tây Nguyên, buôn làng là không gian văn hóa cơ bản và đặc trưng nhất, nếu đánh mất hoặc khiến không gian ấy mai một thì khả năng (nội lực) để thích ứng với môi trường tự nhiên, xã hội chung quanh trong tiến trình phát triển sẽ rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. PGS.TS. Tuyết Nhung Buôn Krông (Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tây Nguyên) nhìn nhận: TP. Buôn Ma Thuột, do nằm trong khu vực phát triển năng động nhất vùng Tây Nguyên nên quá trình biến đổi, vận động từ đời sống cổ truyền sang hiện đại nhằm thích nghi với đời sống hiện nay mà vẫn giữ được bản sắc của một đô thị vùng cao là góc nhìn hết sức thời sự, không bao giờ cũ.

Người dân bản địa ở thành phố này đã và đang thích nghi như thế nào với không gian đô thị mới, hiện đại là vấn đề đáng quan tâm. Theo bà Tuyết Nhung Buôn Krông, Buôn Ma Thuột không chỉ là thủ phủ hành chính, kinh tế trung tâm vùng Tây Nguyên, mà còn là không gian đa dạng bậc nhất trên các khía cạnh tộc người, tôn giáo và văn hóa… Chính vì vậy “không gian văn hóa buôn làng” ở đây luôn được đề cao, tôn trọng trong vai trò sáng tạo, thực hành, nuôi dưỡng và trao truyền các giá trị văn hóa của cộng đồng. Không gian này được cấu thành bởi bốn nhân tố có mối liên hệ tương hỗ (không gian sản xuất, không gian cư trú, không gian sinh hoạt cộng đồng và không gian sinh hoạt tín ngưỡng). Trong cấu trúc ấy, không gian sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất, nếu nó càng bị đẩy lùi và thu hẹp thì những không gian tương hỗ khác sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hơn, nhất là về vốn văn hóa cổ truyền của các tộc người tại chỗ.

Những công trình được xây cất mới tại buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) để phục vụ du lịch khiến không gian văn hóa ở đây biến đổi.
Những công trình được xây cất mới tại buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) để phục vụ du lịch khiến không gian văn hóa ở đây biến đổi.

Thực tế trước mắt

“Vấn đề quan trọng nhất là tìm cách tạo điều kiện, đảm bảo an toàn sinh kế cho người dân trong các buôn làng hiện nay - và đây cũng là mối quan tâm, là nhu cầu thường trực của hầu hết người dân tộc thiểu số tại chỗ” - PGS.TS. Tuyết Nhung Buôn Krông (Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tây Nguyên).

Đến nay đã có nhiều buôn trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột lần lượt biến đổi do cấu trúc không gian đã thay đổi, đặc biệt là không gian sản xuất ở đây không còn nguyên vẹn như ngày xưa khiến nếp sống, sinh hoạt hằng ngày đã khác trước rất nhiều. Không ít người cho rằng, chỉ cần không đến đó trong thời gian ngắn sẽ không nhận ra gương mặt vốn rất giàu bản sắc của buôn làng truyền thống nữa, bởi không gian sống (và cũng là không gian lịch sử, văn hóa) độc đáo, đặc sắc ấy trở nên nhạt nhòa.

Hãy nghe anh Y Thái Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu) tâm sự: Trước đây khoảng chừng 10 - 15 năm thôi, những ngôi nhà dài, bến nước vẫn còn khá nhiều và được bà con giữ gìn hầu như nguyên vẹn. Vườn nhà nào cũng rộng vài ba héc-ta để có điều kiện sản xuất, tăng gia phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi gia đình và cộng đồng. Bây giờ thì khác, vườn tược được chia nhỏ, nhà xây hiện đại cùng với nhiều công trình, dịch vụ mọc lên và ken dày, trông chẳng khác gì những dãy phố hiện đại ở trung tâm đô thị Buôn Ma Thuột. Còn thầy giáo già Y Khen Byă sinh sống ở buôn Jù (xã Ea Tu) cho rằng, nhu cầu bảo tồn không gian văn hóa buôn làng là thường trực trong suy nghĩ, nhận thức của mọi người; nhưng cũng do vườn rẫy không ngừng bị thu hẹp, chuyển đổi sang nhiều mục đích khác để kiếm sống trước áp lực đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên thành ra “lực bất tòng tâm”.

Nhà xây bê tông dần mọc lên bên cạnh nhà dài truyền thống ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột).
Nhà xây bê tông dần mọc lên bên cạnh nhà dài truyền thống ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột).

Từ những tâm sự, chia sẻ trên, bà Tuyết Nhung Buôn Krông cũng như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên khác nhìn nhận: Quá trình biến đổi không gian văn hóa buôn làng đặt ra nhiều suy ngẫm không thể bỏ qua, trong đó nổi lên những vấn đề cốt lõi, cần phải được lưu tâm và giải quyết đồng bộ - đó là tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu bảo tồn của các cộng đồng dân tộc tại chỗ; tính cấp thiết của việc quy hoạch bảo tồn không gian văn hóa buôn làng như một bộ phận của không gian quy hoạch đô thị mà chính quyền địa phương phải tôn trọng, hướng tới trong những quyết sách xây dựng và phát triển; khắc phục tình trạng thiếu gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc gìn giữ, tôn tạo không gian văn hóa buôn làng, dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả ở các dự án bảo tồn trong thời gian qua, cũng như hiện tại.

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.