Ký sự lái xe đường dài - Bài 3: Những bác tài có tấm lòng nhân hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cánh lái xe có những người rất hiền lành, nhân hậu. Họ quan tâm chăm lo cho hành khách như người thân trong gia đình và cả những phận người lạc lõng trong đêm vắng…

Bác tài dùng mẹo chữa say xe

lái xe đường dài nhưng nhiều lần tôi cũng là hành khách trên những chuyến xe xuôi ngược Bắc - Nam. Trong những chuyến đi ấy, tôi hiểu rằng hành khách cũng lắm cái khổ. Gặp lái xe có tâm, có trình độ, chạy xe êm ái, nhẹ nhàng biết quan tâm hành khách thì đường có xa, có mệt nhưng vẫn thấy ấm lòng.

Còn nhớ, trên chuyến xe từ Đà Nẵng về Tây Nguyên lần ấy, có chị khách say xe nôn ói suốt từ khi bước lên xe. Chị cứ cắm mặt vào túi nilon vừa ói vừa rên ồ ồ khiến cả xe nghe mà… thắt hết cả ruột gan.

Bác tài chừng 50 tuổi sau khi đổi tài bỗng đến bên chị xẵng giọng: “Bà này dậy đi, đừng giả đò nữa. Trả cái ví tiền tôi đây”. Bác tài lắc vai chị nói đi nói lại giọng quả quyết, một hai cứ bắt chị kia trả ví tiền.

Người đàn bà tội nghiệp đang vật vã bất ngờ bị thúc dậy, bị vu oan là ăn cắp ví tiền cố thanh minh: “Tôi say xe, nôn ói từ khi bước lên xe tới giờ. Tôi có biết gì đâu mà biểu tôi ăn cắp, chi mà tội tôi vậy trời ơi!”. Bác tài vẫn quyết liệt không buông tha: “Chỉ có bà ngồi cạnh tôi từ sớm tới giờ chứ không có ai vào đây hết. Bà ngồi dậy đi, đừng đóng kịch nữa. Bà không trả tôi bắt giao bà cho công an đó”…

Nhiều ánh mắt của hành khách hướng về phía hai người, nhiều người đã bắt đầu lao xao phản đối. Tôi ngồi cạnh chứng kiến thấy bác tài quá vô lý cũng nóng mặt, đứng dậy định lên tiếng bênh vực người phụ nữ tội nghiệp. Nhưng bác tài đưa tay lên miệng và nháy mắt ra hiệu cho tôi và mọi người im lặng. Anh tiếp tục lôi kéo và đe nẹt bắt người phụ nữ phải trả ví thêm mấy lần nữa. Người phụ nữ từ chỗ mê mệt, rồi cũng đến lúc tỉnh lại. Chị điên tiết đứng dậy xô đẩy, chỉ thẳng vào mặt người vu oan, giá họa cho mình: “Ông vừa phải thôi, ông đừng thấy tôi không nói được mà làm tới nha”…

Bác tài lúc này mới bật cười khà khà và chắp tay xin lỗi người phụ nữ. Anh nói: “Thấy chị say xe vật vã, không ăn uống được gì thấy thương quá mà không biết làm cách nào nên tôi dùng mẹo làm cho chị bực mình, chị cãi mà quên chuyện say xe đi. Cho tôi xin lỗi và bây giờ chị có thể yên tâm nằm nghỉ ngơi được rồi”.

Tôi và hành khách trên xe bây giờ mới vỡ òa và thấy lòng nhẹ nhõm, vui sướng. Không ai có thể ngờ bác tài lại có thể nhập vai thành công đến như vậy. Người phụ nữ lúc này cũng vừa khóc, vừa cười, khuôn mặt chị có sắc đỏ hạnh phúc.

Hỗ trợ hành khách khó khăn

Lái xe Nguyễn Văn Lai (huyện Cư Kuin) trong một chuyến xe gặp hai mẹ con một già, một trẻ lên xe. Anh Lai tới thu tiền vé thì hai mẹ con mới tả hỏa là bị bọn trộm rạch túi lấy sạch tiền. Trước tình trạng đó, anh Lai không thu tiền nữa mà cho hai mẹ con đi miễn phí, cho ăn cơm cùng nhà xe và trước khi vào bến Buôn Ma Thuột còn kêu gọi bà con trên xe của ít lòng nhiều chia sẻ để cho hai mẹ con có tiền về ăn Tết. Anh Lai tâm sự: “Vào quán cho khách nghỉ ngơi ăn cơm, tôi có thói quen ăn sau mọi người, đi quan sát xem hành khách ăn uống ra sao để mà góp ý với chủ quán cơm. Thêm nữa, thấy tới bữa mà có những khách không gọi cơm ăn là lưu ý, đến thăm hỏi họ để mà kịp thời hỗ trợ cho họ bữa cơm”.

Một ngày anh Lai đủ vốn mua chiếc xe giường nằm lấy tên nhà xe Hoàng Hạnh. Một chuyến cuối năm, anh chạy xe đêm từ Quảng Bình vào TP. Hồ Chí Minh đón công nhân các khu công nghiệp về quê ăn Tết. Xe chạy đến đèo Lò Xo (Kon Tum), đang leo đèo trong thời tiết lạnh giá và sương mù dày đặc, anh thấy một xe máy cũ kỹ chạy cùng chiều ì ạch leo dốc, trên xe là hai người lớn cùng hai đứa nhỏ, phía sau là giỏ xách và cột thêm mấy bao đồ. Đứa nhỏ ngồi phía trước ngủ gục đầu lên táp lô xe máy. Người phụ nữ bế đứa bé hơn ngồi phía sau khoác tấm áo mưa. Anh cho xe vượt qua họ một đoạn rồi tấp vào lề và ra hiệu cho họ dừng lại hỏi thăm.

Người đàn ông lái xe máy kể vợ chồng đi làm thuê ở Huế và đang trên đường về huyện Chư Sê (Gia Lai). Xe khách ra giá chở chiếc xe máy quá cao, vợ chồng ít tiền nên liều đi về bằng xe máy... Xót xa nhìn những đứa trẻ phơi mình trong rét buốt, anh Lai bảo phụ xe dọn lại cốp để cho xe máy lên. Gia đình kia bảo không có tiền nên từ chối. Anh Lai giải thích là vì thương mấy đứa nhỏ nên cho đi nhờ chứ không lấy tiền thì họ mới yên tâm lên xe.

Về đến Gia Lai, gia đình họ xuống xe để về nhà, còn anh Lai tiếp tục chạy vào TP. Hồ Chí Minh cho kịp. Chia tay, người chồng nắm chặt tay anh Lai lắc mãi để cảm ơn, người vợ thì xúc động mắt nhòe nước. "Mình cũng thấy sống mũi cay cay…", anh Lai kể lại.

Lấy họ của lái xe đặt tên cho con trai

Lái xe Trần Văn Sang.
Lái xe Trần Văn Sang.

Tài xế Trần Văn Sang là lái xe cho hãng xe tuyến Buôn Ma Thuột - TP. Hồ Chí Minh. Một lần, trong chuyến xe đi TP. Hồ Chí Minh có hành khách là một phụ nữ mang bụng bầu khá lớn. Trên đường đi, cô cứ xin dừng xe đi vệ sinh nhiều lần…

Rất may chuyến xe hôm đó có hành khách là một nữ bác sĩ. Phát hiện sự việc, chị bác sĩ đến bên bà bầu đề nghị được thăm khám và kết luận có khả năng vỡ ối rất cao. Cô bác sĩ đề nghị nhà xe ghé bệnh viện gần nhất. Tài xế Sang đã chuyển hướng về Bệnh viện Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước).

Bác sĩ khám và kết luận phải mổ gấp, thai phụ lại không ai thân thích bên cạnh. Tình huống cấp bách, anh Sang không kịp suy nghĩ gì nhiều. Anh gọi điện bảo lái phụ cho xe tiếp tục hành trình, còn mình ở lại làm thủ tục nhập viện để kịp mổ cho thai phụ. Anh vét túi còn 2 triệu đồng nộp viện phí cho cô.

Ca mổ thành công, một bé trai ra đời khỏe mạnh. Ngày xuất viện trở về, gia đình sản phụ đã đến nhà xe tìm gặp cảm ơn tài xế Trần Văn Sang. Họ tâm sự vì cháu bé không có bố nên mẹ bé xin phép lấy họ của anh lái xe tốt bụng để đặt tên cho bé trai là Trần Thắng! Anh Sang cho biết vì công việc lái xe bận rộn, phải chạy xe liên tục nên anh không có điều kiện để hỏi rõ về hoàn cảnh cũng như địa chỉ nữ hành khách đặc biệt ấy, chỉ biết cô ấy tên Trang…

(Còn nữa)

Bài cuối: Phía trước tay lái là sự sống

Theo Trương Nhất Vương (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện ở Đức Cơ

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện Võ Văn Sung

(GLO)- Vừa đi phiên dịch cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh về lại gặp đoàn cựu chiến binh có nguyện vọng đi thăm chiến trường xưa, không cách nào từ chối, anh Võ Văn Sung-Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị tỉnh Gia Lai lại khăn gói lên đường vừa làm hướng dẫn viên vừa kiêm phiên dịch cho các đồng đội cũ.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.