Ký sự lái xe đường dài - Bài 1: Những dặm dài “sáng-tối”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trải nghiệm thực tế và những câu chuyện về nghề lái xe đường dài.

“Đời tài xế tìm đâu ra mộng đẹp/ Sống ngoài đường thu hẹp chuyện yêu đương/ Lấy vô lăng làm người tình trong mộng/ Lấy ca bin làm mái ấm gia đình”-những câu thơ của một tác giả chẳng nhớ tên được cánh tài xế đường dài chúng tôi thuộc nằm lòng đã thi vị hóa phần nào thực tế (có phần chua chát) của nghề lái xe đường dài.

Ký sự đường dài với những câu chuyện mắt thấy, tai nghe, cả những trải nghiệm thực tế từ những vòng quay vô lăng dài theo năm tháng, dẫu thế nào, hạnh phúc nhất của cánh tài xế chúng tôi là tất cả các chuyến xe đều đi đến nơi về đến bến an toàn…

Nội tình nghề lái xe đường dài có những khoảng "sáng - tối" không phải ai cũng biết. Phần đông lái xe đều rất cơ cực, họ phải dấn thân vào gió bụi đường dài, phải thức đêm, thức hôm lo cho tính mạng, tài sản của bao nhiêu hành khách. Song, cũng có không ít những lái xe ranh ma và liều lĩnh…

Áp lực lần đầu chạy xe khách

Năm 2004, tôi chính thức có giấy phép lái xe hạng E và chuyển sang chạy xe buýt, rồi xe khách. Chuyến đầu tiên, chủ xe bảo tôi vào Krông Nô (Đắk Nông) đón khách. Giáp Tết, khách đi xe rất đông, xe 54 chỗ ngồi mà đã có hơn 60 khách cùng vô số hàng hóa đi Giao Thủy (tỉnh Nam Định) chen chúc lên chật xe ngay tại bến. Phải bảo đảm an toàn cho gần cả trăm con người trên hành trình dài cả nghìn cây số khiến tôi run rẩy.

Xe về Buôn Ma Thuột để tiếp tục đón mẹ con chủ xe, đón khách rồi mới chính thức rời bến mà lòng tôi chộn rộn, lo lắng như lần đầu tập lái. Sau khi tất cả đã lên xe và ổn định chỗ ngồi, tôi điều khiển xe chạy chậm vừa đi vừa tìm cảm giác lái. Đến gần địa phận huyện Ea H’leo (Km 82), tôi mới bớt áp lực và chạy xe với cảm giác tốt nhất.

1lx.jpg
Tác giả trong một lần lái xe khách.

“Anh chạy từ phố xuống mà chưa sử dụng đến số 6, dầu uống chịu gì nổi. Rồi anh sử dụng đèn pha, cốt nhiều thế, hỏng cái công tắc là khỏi chạy luôn đó” – T. lên giọng nhắc nhở. T. là con trai chủ xe, chưa có giấy phép lái xe. Chuyến xe trước anh ta lái mới gây tai nạn ở Gia Lai, may là va chạm nhẹ với xe máy. Sau khi tai nạn xảy ra, tài xế lái chiếc xe này phát hiện T. - con chủ xe không có bằng lái, lại hay tranh tài và hay lên giọng dạy dỗ nên anh bỏ việc. Anh thấy tôi đang thất nghiệp nên giới thiệu tôi chạy để kiếm tiền.

Thế là ngay sau chuyến đi đó tôi cũng xin nghỉ, bởi nếu phải giao xe cho người không có bằng lái chạy thì chính tôi cũng vi phạm Luật Giao thông đường bộ, cũng phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra.

Tài xế liều lĩnh

Một lần tôi lái xe khách 54 chỗ chất lượng cao tuyến Buôn Ma Thuột - Hà Nội. Tôi chạy tài đầu từ Buôn Ma Thuột sang Kon Tum, phải chạy chậm để bắt khách nên không có việc gì xảy ra. Lái xe chính tên Vinh chạy từ Kon Tum ra đến Quảng Trị rồi rẽ lên đường Trường Sơn giao tay lái cho tôi. Anh ta dặn lơ xe là một thanh niên ngồi bên phụ có nhiệm vụ thức nói chuyện và chỉ đường.

Đường Trường Sơn thời đó nhỏ hẹp, đèo dốc quanh co liên tục. Hai chiếc xe ngược chiều tránh nhau rất khó khăn. Trâu bò của người dân thả tự do. Đêm có lúc pha đèn thấy cả đàn trâu bò con đứng, con nằm tràn ra đường, phanh đến cháy lốp mới không va phải chúng.

Lái xe Vinh liên tục nhắc tôi: “Tăng tốc lên đi, tui bao luật cho. Chấp nhận chạy đường này không có công an để tranh thủ đạp mà chạy chậm như vậy thà xuống Quốc lộ 1 chạy còn hơn”. Tôi phần không quen đường, phần sợ tai nạn... nên những đoạn đường thẳng, quan sát tốt tôi mới nhấn ga cho chiếc xe tăng lên vận tốc 80 - 90 km/h. Quan sát đường thấy loang loáng, cảm giác tay lái vào các khúc cua không tự tin thì ngay lập tức tôi giảm tốc độ. Vinh tiếp tục yêu cầu tôi đẩy cao tốc độ hơn nữa... Tôi trả lời Vinh: “Tôi lạ đường chạy ở mức độ kiểm soát được chứ chạy nhanh nguy hiểm quá! Chuyến này tôi chạy phụ cho ông vài đoạn để ông ngủ cho khỏe rồi lái, chứ tôi không lấy đủ tiền tài đâu”.

2lx.jpg
Suốt cả chặng đường dài, tài xế phải đối mặt với rất nhiều tình huống.

Vinh đùng đùng nổi giận, vùng dậy bảo tôi tấp xe vào lề để anh ta lái. Vinh lái xe như làm xiếc, vừa lái anh ta vừa kể oang oang như một chiến tích, là lần anh ta gây tai nạn khiến hai người chết tại chỗ, chủ xe phải lo hết! Và bây giờ, vào khúc cua bên trái anh ta lái xe lấn hết hoàn toàn đường bên trái. Anh lơ xe đeo cái dây bảo hiểm tự chế quanh người cứ mỗi lần xe vào cua bên trái là anh ta đu mình nơi cửa xe quan sát.

“Có xe xuống!” – lơ xe hét to. Lập tức Vinh phanh xe dúi dụi và chuyển xe về đúng phần đường của mình. Xe ngược chiều vừa thoát qua, lập tức chiếc xe tăng tốc lên 120 - 130 km/h. Xe vào cua bên phải, anh ta cắt cua sát rạt lề đường bên phải. Những lúc này, phụ xe phải rất nhanh chóng thu người vào trong và kịp thời đóng cửa.

Tôi bàng hoàng không thể tin nổi con đường quanh co, nhỏ hẹp, đêm tối và lái xe đã từng gây tai nạn làm chết đến hai mạng người vẫn lái xe chạy như kiểu "ăn cướp".

Tôi bàng hoàng không thể tin nổi con đường quanh co, nhỏ hẹp, đêm tối và lái xe đã từng gây tai nạn làm chết đến hai mạng người vẫn lái xe chạy như kiểu "ăn cướp". Đêm tối giữa núi rừng thanh vắng, đèn pha sáng như xé màn đêm nhưng lái xe vẫn nhấn còi liên tục như chạy xe cứu hỏa. Tôi không dám nhìn Vinh chạy nữa mà lặng lẽ lùi dần xuống ngồi ôm chặt cây trụ sắt ở cuối xe...

Xe đến bến xe Giáp Bát (Hà Nội) khoảng 6 giờ sáng hôm sau. Một “kỷ lục” cả về tốc độ lẫn thời gian từ Buôn Ma Thuột ra Hà Nội thời đó. Anh chàng lơ xe kể cho tôi nghe chuyện làm ăn của Vinh. Đi ra thì anh ta chở gỗ lậu; đi vào anh ta lại chở thuốc lá lậu. Nên chiếc xe còn là công cụ để lái xe này kiếm tiền...

Trong chuyến đi, tôi cũng phát hiện và chứng kiến cách lái xe Vinh bố trí nhận thuốc lá lậu cực kỳ bất ngờ. Và Vinh rất tự hào về chiến thuật của mình. Trong bữa nhậu ở Hà Nội, anh ta chê những lái xe khác “ngu” khi dừng ăn cơm và nhận thuốc lá lậu tại các quán ăn ở Quảng Trị. Quản lý thị trường và công an biết chính xác xe nào nhận chở bao nhiêu cây thuốc, loại nào và họ thích bắt lúc nào thì bắt. Còn Vinh cho xe chạy qua địa phận Quảng Trị, dừng vài ba phút giữa cánh đồng hoang vắng thì lập tức có một đoàn xe ôm lao đến, mỗi người vác một bao quăng lên sàn xe khách. Rồi tất cả biến mất nhanh như… điện xẹt. Vinh lại cho xe lao như bay. Lơ xe chỉ việc giấu các bao tải vào các hầm có nắp dưới sàn xe. Chuyến đi vào, về đến địa phận tỉnh Kon Tum, xe dừng vài phút giữa rừng vắng, lại thấy một đoàn xe thồ lao đến. Những khúc gỗ trắc, cẩm lai… được bao bọc kín đáo được phóng lên sàn xe và tất cả nhanh chóng biến mất vào đêm đại ngàn…

(Còn nữa)

Theo Trương Nhất Vương (baodaklak.vn)

--------

Bài 2: Đời tài xế và những nỗi niềm

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.