Giữ 'vị ngọt' cho mía đường - Bài 2: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước bối cảnh hội nhập, ngành mía đường ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhiều nơi nông dân không còn “mặn mà” với cây mía vì giá cả bếp bênh.

Ngược lại một số nơi nông dân gắn bó lâu dài với cây mía và không ngừng mở rộng diện tích. Chính sự chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa doanh nghiệp và nông dân đã giữ cho cây mía luôn “ngọt”. Kinh nghiệm từ các tỉnh Phú Yên, Gia Lai có thể là sự gợi mở để nhiều địa phương khác áp dụng.

Nông dân tỉnh Phú Yên ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch mía để giảm chi phí sản xuất. Ảnh: Tường Quân/TTXVN
Nông dân tỉnh Phú Yên ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch mía để giảm chi phí sản xuất. Ảnh: Tường Quân/TTXVN

Lo đầu ra cho nông dân

Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên là địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất trong tỉnh. Diện tích trồng mía trên 14.000 ha, tập trung chủ yếu tại các xã như: Sơn Nguyên, Sơn Hội, Cà Lúi, Sơn Phước, EaChà Rang, Suối Trai, Sơn Hà…

Ông Võ Ngọc Cường ở xã EaChà Rang, huyện Sơn Hòa đã nhiều năm gắn bó với việc trồng cây mía trên diện tích 15 ha của gia đình. Điều ông Cường và nông dân ở vùng mía Sơn Hòa không bao giờ phải bận tâm đó là đầu ra cho cây mía. Nông dân chỉ cần chăm sóc cho mía đạt năng suất và chữ đường cao. Dẫu giá cao hay giá thấp, tất cả mía đều được nhà máy đường thu mua khi đến mùa vụ.

Ðể bảo đảm lợi ích hài hòa với người trồng mía, nhà máy đường KCP (Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam, gọi tắt là KCP) đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng hạ tầng cho vùng nguyên liệu và có nhiều chính sách liên kết với nông dân. Không chỉ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân ký kết hợp đồng, nhà máy còn cho nông dân vay vốn không lãi suất hơn 500 tỷ đồng để trồng mía với diện tích 27.000 ha. Hàng năm, nhà máy này chi khoảng 60 tỷ đồng hỗ trợ nông dân làm đất, thu hoạch mía, giúp tiết kiệm được 60.000 đồng/tấn so với thu hoạch thủ công.

Theo ông Phạm Ðình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, nhà máy đường KCP đã vận động người dân mở rộng diện tích trồng mía, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích và có những chính sách đầu tư cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác như trồng mía tưới nước nhỏ giọt, đưa máy móc vào khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch. Nhờ vậy năng suất cây mía tăng lên qua từng năm, đem lại lợi nhuận cao hơn trên một đơn vị diện tích.

Ðể giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Phú Yên thành lập Ban Điều hành mía đường để theo dõi, bám sát và đề ra các giải pháp thực hiện trên lĩnh vực này. Trên địa bàn Phú Yên hiện có ba nhà máy đường (tổng công suất 14.000 tấn/ngày) của hai doanh nghiệp là: Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam (100% vốn Ấn Ðộ) và Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa. Với công suất này, các nhà máy bảo đảm tiêu thụ hết nguyên liệu cho nông dân với giá ổn định. Nhờ vậy, người dân Phú Yên yên tâm sản xuất, giữ vững diện tích trồng mía.

Tỉnh Phú Yên quy hoạch phát triển ổn định hơn 23.000 ha mía mỗi vụ, tập trung chủ yếu tại các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Ðồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa, Tây Hòa. Những năm gần đây, diện tích mía trên địa bàn tỉnh duy trì từ 24.000 - 26.000 ha/năm. Riêng niên vụ 2024 - 2025 diện tích mía đã tăng lên 29.115 ha (tăng 4.275 ha so với niên vụ trước). Giá mua mía tăng cao và ổn định, người nông dân có lãi nên đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng mía.

Giá thu mua được “bảo hiểm”

Nhiều nhà máy ở tỉnh Khánh Hòa đánh "tạp chất" cây mía cao khiến giá thu mua giảm. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN
Nhiều nhà máy ở tỉnh Khánh Hòa đánh "tạp chất" cây mía cao khiến giá thu mua giảm. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN

Cây mía đang dần trở thành cây trồng chủ lực cho người dân tại khu vực phía Đông và Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Những chính sách về thu mua, đầu tư vùng nguyên liệu, cơ chế chính sách áp dụng định giá chỉ số đường, tạp chất linh động của các nhà máy đã và đang tạo được niềm tin, sự gắn bó giữa người trồng mía với các nhà máy trên địa bàn. Việc Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục duy trì biện pháp phòng vệ thương mại đối với Mía đường hiệu quả, giúp cho giá đường trên thị trường ổn định.

Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy đường An Khê cho biết, để người dân và nhà máy cùng phát triển, nhà máy đã đầu tư vốn, ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới hóa trong canh tác mía, chăm sóc bón phân cho cây mía nên năng suất mía tăng cao. Cùng với đó là vấn đề để giải quyết đầu ra cho cây mía cũng được nhà máy đặc biệt quan tâm. Nhà máy đã lập dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai nâng công suất ép Nhà máy đường An Khê 18.000 tấn mía/ngày hiện nay lên 25.000 tấn mía/ngày. Qua đây giải quyết hết lượng mía cho nông dân kịp thời vụ, giảm tổn thất mía sau thu hoạch.

Để người trồng mía không phải rơi vào tình cảnh “được mùa mất giá” và ngược lại, Nhà máy đường An Khê cũng thực hiện ký chính sách giá mía bảo hiểm trong thời hạn 3 năm. Hiện nhà máy đang ký bảo hiểm giá mua mía 4 vụ từ năm 2025 - 2008 tại ruộng là 1 triệu đồng/tấn mía có 10 chữ đường. Khi triển khai các vụ thu hoạch mía, căn cứ vào tình hình thực tế, Nhà máy sẽ ban hành giá mua mía trong từng thời kỳ, đảm bảo không thấp hơn mức bảo hiểm giá mía.

Trồng hơn 30 ha mía, hiện anh Lê Công Khoa ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai không còn nỗi lo về giá khi được hưởng chính sách “giá mía bảo hiểm” ở mức 1,05 triệu đồng/tấn. Anh cho biết, nhà máy ký hợp đồng mua mía nguyên liệu với giá bảo hiểm 4 vụ liên tiếp; đồng thời hỗ trợ tiền chi phí vận chuyển cũng cao hơn 20.000 đồng (bình quân 160.000 đồng/tấn) nên anh yên tâm, không lo vấn đề mất mùa được giá hay được giá mất mùa. Với mức giá bảo hiểm như hiện nay, anh có thu nhập ổn định từ 30 - 40 triệu đồng/ha sau khi trừ hết các chi phí đầu tư.

Vùng nguyên liệu của Nhà máy đường Ayun Pa (Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai) nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai với hơn 15.000 ha. Nhà máy đã có nhiều chính sách hỗ trợ người trồng mía phát triển vùng nguyên liệu như ký hợp đồng tiêu thụ, bảo hiểm giá thu mua. Từ đây nông dân trồng mía không lo về đầu ra của cây mía và có lợi nhuận.

Đặc biệt, Nhà máy đường Ayun Pa sẽ bảo hiểm giá mía cơ bản 10 chữ đường trong 3 vụ liên tiếp từ vụ ép 2025 - 2026 đến vụ ép 2027 - 2028 với giá 1 triệu đồng/tấn tại ruộng trên xe. Khi có vùng nguyên liệu ổn định, nhà máy này xây dựng chiến lược nâng công suất ép của nhà máy từ 8.000 tấn mía cây/ngày hiện nay lên 10.000 tấn/ngày và đến năm 2030 là 12.000 tấn mía cây/ngày.

Thực tế từ tỉnh Gia Lai, Phú Yên cho thấy, ở những nơi có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người trồng mía, ngành mía đường phát triển ổn định hơn, giúp nông dân yên tâm sản xuất và đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cho nhà máy. Khi “sợi dây” liên kết này được duy trì bền vững, cả hai bên đều hưởng lợi: Nông dân có đầu ra ổn định, giảm rủi ro về giá cả, trong khi doanh nghiệp có nguồn cung nguyên liệu dồi dào, đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Bài cuối: Nhìn xa, nghĩ sâu, làm lớn

Theo Xuân Triệu - Quang Thái - Tường Quân - Đặng Tuấn (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.