TP.HCM nghĩa tình: Trước Bệnh viện Nhi đồng 1 có 'bánh mì của dì'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm đối diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), giáo xứ Bắc Hà (ở 419 Lý Thái Tổ, P.9, Q.10) mỗi sớm thứ tư lại thoang thoảng hương thơm của những ổ bánh mì mới ra lò.

Gần 5 giờ sáng, khi bầu trời còn phủ một màu lam thẫm tĩnh mịch, nhóm Bánh mì của dì đã tất bật chuẩn bị 300 phần bánh mì miễn phí cho thân nhân bệnh nhi.

Chừng một lúc sau, trước cổng giáo xứ đã lác đác bóng người. Họ là cha mẹ, ông bà của những em nhỏ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Có người trắng đêm chăm con ở bệnh viện, có người lặn lội từ quê lên thành phố từ đêm qua. Ai nấy đều lộ vẻ phờ phạc sau một đêm dài đằng đẵng.

TP.HCM nghĩa tình là loạt bài của Báo Thanh Niên thực hiện nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất (30.4.1975 - 30.4.2025).

Loạt bài mong muốn khắc họa những con người thuộc nhiều tầng lớp, tôn giáo khác nhau (trong đó có những tấm gương được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giới thiệu để bình chọn 50 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM giai đoạn 1975 - 2025) nhưng đều chung tấm lòng nhân ái, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ những mảnh đời thiếu may mắn, cần sự cưu mang, chia sẻ.

Bằng những nghĩa tình, họ dìu nhau qua cuộc sống và cùng nhau góp phần dựng xây nên một Sài Gòn - TP.HCM luôn phát triển, bao dung, ấm áp và tràn đầy yêu thương cho tất cả những ai đến vùng đất này.

Mong bà con đỡ khổ phần nào

Người đứng sau hoạt động Bánh mì của dì là sơ Bích Nga (55 tuổi). Tháng 3 năm trước, khi vào thăm bệnh nhi tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, sơ đã bắt gặp cảnh tượng nhiều người thân ngồi chật kín 2 bên hành lang với vẻ mặt mệt mỏi sau những giờ chăm sóc con.

Nhóm Bánh mì của dì có mặt từ sớm để chuẩn bị những phần ăn sáng cho người thân của bệnh nhi
Nhóm Bánh mì của dì có mặt từ sớm để chuẩn bị những phần ăn sáng cho người thân của bệnh nhi

"Nhìn thấy hình ảnh những người ba, người mẹ lặng lẽ chia nhau những phần bánh mì nguội, lòng tôi nặng trĩu lắm. Những đêm dài, tôi không ngủ được vì nỗi trăn trở, tôi muốn làm một điều gì đó để giúp họ có một bữa sáng đầy đủ, để có sức mà chăm con", sơ Bích Nga nhớ lại, giọng nói chậm rãi mà ánh mắt thì đau đáu một nỗi niềm.

Sơ chia sẻ rằng, hơn 10 mấy năm nay, quanh khu vực Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ có phát cơm miễn phí vào buổi trưa, rất hiếm khi có điểm tâm sáng. Những gia đình từ các tỉnh xa lên thành phố chữa bệnh thường phải dậy sớm để lo cho con, nhiều người vì tiết kiệm mà nhịn đói hoặc chỉ ăn qua loa cho qua bữa.

“Không nơi nào khổ bằng bệnh viện đâu con. Người giàu thì còn có tiền ăn sáng, còn người nghèo thì họ nhịn cho con. Tôi chỉ mong cầu hoạt động này được nhiều ân nhân giúp đỡ, để bà con mình đỡ khổ đi phần nào”, sơ ngậm ngùi nói.

Sơ Bích Nga tận tình trao bánh mì, sữa, nước cho người nhà của bệnh nhi
Sơ Bích Nga tận tình trao bánh mì, sữa, nước cho người nhà của bệnh nhi

Sở dĩ hoạt động mang tên Bánh mì của dì là có nguyên nhân. Sơ Bích Nga mong muốn, khi đến nhận bánh mì, bà con đều cảm thấy gần gũi, thân thương. Hình ảnh "dì" gợi lên tình cảm ấm áp, như người thân trong gia đình luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Từ tờ mờ sáng, 2 vợ chồng ông Trần Văn Hưng (58 tuổi, ở P.2, Q.10) đã có mặt tại giáo xứ.

Vừa thêm trứng, chà bông, rau ngò vào từng ổ mì nóng hổi, ông nói: "Cả 2 vợ chồng tôi chỉ đang làm những việc bình thường, chỉ mong chí ít đem lại niềm vui cho những người có con cái đang nằm viện”.

Nói rồi, ông Hưng tiếp tục cho những ổ bánh mì vào bọc, cẩn thận sắp xếp từng phần ngay ngắn. Những chiếc bánh sau khi hoàn thiện được ông cùng các tình nguyện viên mang ra trước nhà thờ để chờ bà con đến nhận.

Bà Nguyễn Thị Mai Thy (50 tuổi, ở P.Tân Phú, Q.Tân Phú) là thành viên của nhóm Bánh mì của dì gần 1 năm. Bà nói, bà đã đến tuổi nghỉ hưu, chỉ mong đến ngày được đến nhà thờ để trao bánh mì cho bà con.

Những ổ bánh mì nóng hổi được các tình nguyện viên chuẩn bị
Những ổ bánh mì nóng hổi được các tình nguyện viên chuẩn bị

"Từ khi tham gia hoạt động, tôi thấy mình hình như trẻ ra. Tôi thấy mình cũng còn có ích lắm”, bà cười giòn giã.

Từng ổ bánh mì trao đi, bà không quên hỏi han tình hình sức khỏe của các em và động viên gia đình vững lòng để chăm lo cho con mình.

Kế bên bà Thy là một người phụ nữ trung niên đang chuẩn bị những phần sữa, nước cho bà con. Bà là Hồ Thị Thúy Liễu (60, P.14, Q.10), nhà tài trợ của hoạt động.

Bà Liễu có cơ duyên với hoạt động nhờ lời giới thiệu từ một người bạn thân. Không những tài trợ một phần cho hoạt động, bà Liễu còn là một thành viên rất tích cực.

"Tôi nghĩ mình may mắn hơn nhiều người nên muốn san sẻ phần nào đó cho những ai còn chật vật. Mỗi lần nhìn bà con nhận những phần thiết thực, tôi thấy lòng mình ấm áp và hạnh phúc hơn", bà tâm sự.

Ấm lòng ổ Bánh mì của dì

Đến nhận bánh mì từ sáng sớm, ông Nguyễn Hoàng Minh Phương (60 tuổi, quê ở Tiền Giang) cho biết, ông đang một mình chăm cháu nội bị bệnh suy hô hấp (hội chứng suy phổi) tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).

Ba mẹ cháu đều đau ốm, phải nằm viện ở quê nên mọi việc chăm sóc cháu dồn lên vai ông. "Ở viện, tiền thuốc thang, tiền sinh hoạt đủ thứ phải lo. Được nhận những phần bánh mì, kèm sữa, nước đầy đủ thế này, tôi mừng lắm”, ông Phương chia sẻ.

Cũng từ Tiền Giang lên TP.HCM, bà Nguyễn Thị Bích Tiền (66 tuổi) đang ngày đêm túc trực chăm cháu nội bị viêm màng não.

Những phần ăn sáng nghĩa tình được trao cho bà con
Những phần ăn sáng nghĩa tình được trao cho bà con

Cháu yếu quá nên phải chuyển từ bệnh viện ở quê lên tuyến trên để theo dõi đặc biệt. Những ngày trôi qua ở bệnh viện khiến bà chật vật với bao nỗi lo về chi phí.

"Lên đây rồi mới thấy, người có tiền hay không đều khổ. Thuốc men, tiền phòng, cơm nước mỗi ngày đều là nỗi lo. May mà có ổ bánh mì miễn phí của sơ nên tôi cũng bớt lo đi phần nào”, bà nói, đôi tay chai sạn nắm chặt phần bánh vừa nhận được.

Trong số những người đều đặn đến nhận bánh mì, có bà Nguyễn Thị Nhanh (69 tuổi, ở Bạc Liêu). Từ khi cháu bệnh, bà phải tạm gác mọi việc ở quê để lên thành phố lo liệu.

Mỗi ngày, bà chắt chiu từng đồng cho thuốc men và các chi phí sinh hoạt: "Khó khăn lắm, tôi không dám mua gì ăn vì còn để dành tiền lo cho cháu. Nhờ có những phần ăn này mà tôi tiết kiệm được chút ít".

Ngồi một góc trước cổng nhà thờ, chị Lê Thị Trúc Linh (29 tuổi, quê ở Trà Vinh) rơm rớm nước mắt khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình. Vợ chồng chị làm công nhân ở Bình Dương, mỗi tháng lương chỉ hơn 5 triệu đồng, phải chi trả đủ thứ từ tiền trọ 1,7 triệu đồng đến sinh hoạt phí.

Chị vừa sinh thai đôi, cả 2 bé đều yếu nên phải nhập viện theo dõi. Vì phải túc trực chăm con nên bị công ty cho thôi việc.

"Chồng tôi vẫn đi làm để đóng viện phí, còn tôi ở đây chăm con đã gần một tháng. Sáng nào tôi cũng tranh thủ sang đây nhận phần ăn sáng để đỡ đi một phần chi phí”, chị kể.

Anh Sang ôm con từ Đồng Tháp lên thành phố chữa bệnh
Anh Sang ôm con từ Đồng Tháp lên thành phố chữa bệnh

Ở cuối dãy hàng, chúng tôi gặp anh anh Phạm Công Sang (38 tuổi, quê ở Đồng Tháp) đang bồng con trên tay. Anh ngậm ngùi nói, bé nhà anh mới 7 tháng rưỡi nhưng đã mắc bệnh tim bẩm sinh.

Ở quê, anh làm đủ nghề để nuôi con, từ vác lúa đến gánh cá, ai thuê gì anh cũng nhận. "Lên đây rồi mới thấy chi phí đắt đỏ gấp nhiều lần ở quê. Nhưng con còn nhỏ, bệnh lại nặng quá, tôi chỉ biết gắng sức lo cho con", anh nghẹn ngào.

Gương mặt sạm nắng của người đàn ông lam lũ giãn ra khi cầm trên tay phần bánh mì còn ấm. Với anh, mỗi phần quà là một niềm an ủi lớn lao giữa hành trình gian nan chữa bệnh cho con.

Giữa lòng TP.HCM náo nhiệt, vẫn luôn có những con người lặng lẽ gieo mầm yêu thương. Những ổ bánh mì nóng hổi của sơ không chỉ giúp những người cha, người mẹ vơi bớt nhọc nhằn, mà còn là sự động viên để họ có thêm sức mạnh vượt qua những ngày gian khó, tiếp tục hành trình chăm con nơi bệnh viện.

Thành phố này bao đời nay vẫn vậy - luôn nghĩa tình, bao dung, sẵn sàng mở rộng vòng tay giúp đỡ những ai cần. Và khi mặt trời nhô lên cao, những bước chân nặng trĩu lại lặng lẽ rời đi, mang theo bao lo toan, nhưng cũng vơi bớt phần nào gánh nặng nhờ những tấm lòng nhân ái.

Có lẽ, sâu thẳm trong trái tim họ đã ấm áp hơn, bởi ở thành phố này, luôn có những con người nghĩa tình, sẵn sàng sẻ chia, nâng đỡ nhau vượt qua những ngày tháng nhọc nhằn nhất.

Theo Hoài Nhiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.