Miền lửa đạn hồi sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Hồi sinh trên vùng đất lửa

Vùng đất ấy từng là chiến địa, là nơi đối đầu của quân chủ lực Việt Nam và quân Mỹ những năm chiến tranh chống Mỹ. Trận đánh Ia Đrăng năm xưa được xem là cuộc đụng độ quy mô lớn đầu tiên giữa quân đội Mỹ và lực lượng chính quy của Quân giải phóng. Cả hai bên đổ dồn vào thung lũng bé nhỏ giáp biên giới này đến gần 4.000 quân trong mấy ngày, để rồi sau đó cả tướng Westmoreland lẫn tướng Moore cùng phải nói như kết luận: “Ia Đrăng là trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.

Ia Đrăng (Chư Prông, Gia Lai) là một thung lũng giữa cao nguyên, nổi tiếng trong câu hát “Núi Chư Prông đứng bên mặt trời” trong bài hát “Em muốn sống bên anh trọn đời” của nhạc sĩ Nguyễn Cường chính là đây.

Thung lũng Ia Drăng đã xanh lại màu xanh hy vọng, mang sức sống của kỷ nguyên mới.
Thung lũng Ia Drăng đã xanh lại màu xanh hy vọng, mang sức sống của kỷ nguyên mới.

Trong tiếng J’Rai, Chư Prông có nghĩa là “núi lớn” (Chư là núi, Prông là lớn). Vùng chiến địa nơi thung lũng Ia Đrăng trong chiến dịch Plei Me năm xưa nay thuộc địa phận của nhiều xã, thị trấn của huyện Chư Prông và huyện Đức Cơ. Từ ngày thống nhất đất nước, vùng đất này luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Sau ngày thống nhất đất nước, tỉnh Gia Lai - Kon Tum (cũ) đã có chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới ở Chư Prông và thiết lập các nông trường cao su trên vùng đất hoang hóa còn bao vết tích, bom đạn trong chiến tranh. Hàng ngàn thanh niên xung phong của tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) đã đặt chân đến thung lũng này với hy vọng sẽ xây dựng cuộc sống mới trên mảnh đất Tây Nguyên, một miền đất xa xăm, nơi heo hút với mưa ngàn, nắng gió và bụi đỏ. Họ cùng đồng bào địa phương chặt cây, làm rẫy, tỉa lúa, trồng bắp và sắn, khoai… dựng những căn nhà tập thể bằng tranh tre vách nứa, là những công việc đầu tiên của những người đi mở đất kinh tế mới.

Đầu năm 1977, Nông trường Cao su Chư Prông được thành lập. Những nông dân kinh tế mới chỉ quen với cây lúa và hoa màu nơi đồng bằng Bắc bộ nay phải quay quắt với việc trồng cây cao su trên đồi cao, đất dốc, cộng với vắt muỗi, sốt rét và bom mìn của chiến tranh để lại. Những người ở lại vừa trồng lúa để có cái ăn, trồng đậu phộng để tăng thu nhập, thể hiện quyết tâm bám trụ để trồng bằng được cao su, để phát triển bằng được vùng kinh tế cao su trù phú và phồn thịnh như ngày nay và góp phần giữ vững sự ổn định an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng biên cương của Tổ quốc.

Những tên làng của xã Ia Drăng như Nhân Nghĩa, Nhân Hòa, Nhân Đức, Ân Hòa, Bình Thanh, Diên Phúc, Đức Hậu... đều được “bê nguyên xi” từ miền Bắc vào đây. Và đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, chỉ cần siêng năng và tiết kiệm là khấm khá. Các công ty, nông trường đã tạo công ăn việc làm cho người dân tại chỗ, mặt khác tạo nên một diện mạo mới cho những vùng lửa bom một thời.

Xã Ia Drăng được như hôm nay, phần lớn nhờ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Xã Ia Drăng được như hôm nay, phần lớn nhờ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Rồi xã Ia Drăng (huyện Chư Prông, Gia Lai) được thành lập từ năm 2002, đến nay đã có 2.300 hộ dân với hơn 10 ngàn nhân khẩu trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 18%. Toàn xã có 13 thôn đan xen giữa người miền xuôi và đồng bào Gia Rai. Thung lũng Ia Đrăng hôm nay cao su đã bạt ngàn xanh. Nơi chiến trường ác liệt ngày trước bây giờ đã chạy những dòng nhựa trắng, đời sống của đồng bào DTTS và người dân mới đã được cải thiện. Những cung đường bê tông, đường nhựa được trải dài thẳng tắp từ đầu làng đến cuối xóm. Đường giao thông liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông dài hơn 32 km như một dải lụa vắt ngang những nương, rẫy, suối, rừng, nối Quốc lộ 25, Quốc lộ 14, qua nhiều xã, thị trấn tới các xã khó khăn của huyện biên giới Chư Prong. Đường mới đã bon bon xe, hàng, nông sản lưu thông cải thiện đáng kể kinh tế địa phương.

Những cánh rừng cà phê, cao su, tiêu bạt ngàn cho thấy phương thức sản xuất của bà con đã thay đổi, sản xuất lớn đã hình thành, đây là cơ sở để nâng cao đời sống của người dân. Khi màn đêm buông xuống, cả một vùng chân núi biên giới Chư Prông sáng như một trời sao. Ánh điện lung linh huyền ảo, quyện với âm thanh rộn rã từ những ngôi nhà gợi cảm giác như đang sống ở một nơi phồn hoa đô hội. Không thể đong đếm được mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người lao động mấy thế hệ đã đổ xuống vùng đất này, nhưng thành quả bây giờ ai cũng đã nhìn thấy rõ.

Thung lũng đổi thay

Trên mảnh đất đầy máu và nước mắt ngày trước, người dân đã vươn dậy bằng chính bàn tay cần cù của mình với hàng trăm héc-ta lúa nước, cả trăm héc-ta cà phê, hồ tiêu, hàng ngàn héc-ta cao su. Nhiều gia đình đã trở nên khá giả. Nơi đây đã trở thành một vùng quê giàu có. Hàng ngàn ngôi nhà mới được xây cất theo kiểu hiện đại. Cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm và các dịch vụ thương mại, thông tin… được phủ khắp. Tại Công ty cao su Chư Prông thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, hiện có 3.154 người, trong đó công nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 1.610 người, chiếm 51%. Riêng ở Nông trường cao su Hòa Bình, có đến gần 92% công nhân là người J’Rai, hay ở nông trường cao su Suối Mơ, tỷ lệ này là 77%. Lương bình quân của công nhân người dân tộc thiểu số đạt gần 6 triệu đồng/ người/ tháng. Nhiều thợ giỏi cạo mủ và rất nhiều hộ đồng bào có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, cuộc sống khá giả.

Cây cao su đã làm thay đổi diện mạo vùng thung lũng Chư Prông.
Cây cao su đã làm thay đổi diện mạo vùng thung lũng Chư Prông.

Giai đoạn trước năm 1990, đồng bào vẫn còn tập tục du canh du cư, thế nhưng khi có cây cao su, cà phê hay tiêu được trồng, có công việc ổn định, tập tục này đã được xóa bỏ. Nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện với hàng trăm tỷ đồng làm hàng trăm km đường cấp phối, 60 km đường nhựa, hàng chục km đường điện hạ thế, đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế quy mô 35 giường bệnh; hệ thống trường học, nhà trẻ mẫu giáo từ thị trấn đến các buôn làng, bà con làm nhà kiên cố. Dấu tích chiến tranh giờ đã bị thời gian xóa nhòa, thay vào đó là một màu xanh tươi tốt của cây trái trong vườn. Vùng đất thung lũng hoang tàn sau chiến tranh giờ đã thành vùng kinh tế phát triển. Đến nay 100% số xã tại thung lũng Ia Drăng này đã có điện lưới quốc gia, có trạm y tế, có trường tiểu học, có chợ bán buôn.

Những người dân mở đường làm kinh tế năm xưa đã phát triển cây cao su trên vùng đất lửa.
Những người dân mở đường làm kinh tế năm xưa đã phát triển cây cao su trên vùng đất lửa.

Nhiều người đồng bào J’Rai đã trở thành tỉ phú nhờ chịu khó làm việc, những điển hình vươn lên làm giàu như vợ chồng trẻ Rơmah Bli và Siu Keng ở làng Klă với 3ha cao su nhận khoán, có những tháng vợ chồng Rơmah Bli được công ty hỗ trợ trồng 800 cây cà phê, cấy 3ha lúa nước, thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng. Những cái tên như gia đình chị Rơ Chăm Buk, KBăh Bem, Rơ Mah Lớ hay Giám đốc Nông trường Suối Mơ là anh Kpă Thết hoặc như Đội trưởng Đội 13 là anh Kpă Hyơh đều mừng vui vì cuộc sống đồng bào nay đã đổi thay. Nhiều hộ đồng bào Jrai giàu lên như nhà ông Rơ Mah Thuận, Ksor Hinh, H’B Lâm… mỗi năm thu về từ 200 đến 300 triệu đồng từ cà phê, hồ tiêu và cao su.

Có những gia đình đi kinh tế mới mỗi năm thu từ 800 triệu đồng trở lên. Nhiều người dân nơi đây vẫn đùa vui rằng, ở đây có bao nhiêu tiền là giàu thì không biết, nhưng cà phê, cao su và hồ tiêu cho thu nhập trung bình mỗi gia đình 500 - 700 triệu đồng/năm là bình thường. Có tiền, bà con đầu tư cho con cháu đi học và cho sản xuất những mùa vụ tiếp theo. Trên những con đường đã cứng hóa là tấp nập cảnh buôn bán, nhiều căn nhà trị giá bạc tỉ; các trạm xăng, cửa hàng điện thoại, dịch vụ hàng ăn uống, shop thời trang mọc lên san sát.

Diện mạo làng Klũ (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) ngày càng khởi sắc.
Diện mạo làng Klũ (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) ngày càng khởi sắc.

Ông Phạm Văn Xứng, Chủ tịch UBND xã Ia Drang nói về sự đổi mới của quê hương với đầy niềm vui, rằng Ia Drăng được như hôm nay, một phần nhờ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, do người dân chịu khó làm ăn, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhất là cà phê, hồ tiêu, cao su… Nông sản được mùa, được giá nên đời sống người dân thay đổi. Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện những chương trình mục tiêu quốc gia, Ia Drăng đã vận động nhân dân đóng góp gần 1,5 tỉ đồng bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, trường học, hệ thống điện, tu sửa nhà dân và vệ sinh môi trường, đồng thời tạo vốn cho các hộ nghèo làm ăn. Trong đó, hai làng La và Klũ, nơi có 100% dân số là người dân tộc thiểu số đã rất tích cực tham gia phong trào. Người dân hai làng đã đóng góp được 131 triệu đồng lắp hệ thống điện, bê tông hóa đường giao thông và tu bổ trường học, các trụ sở công cộng góp vốn phát triển cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi.

Hơn một nửa thế kỷ đã qua, từ một vùng đất bị chiến tranh tàn phá, thung lũng Ia Drăng đã xanh lại màu xanh hy vọng, mang sức sống mạnh mẽ của kỷ nguyên mới. Trên mỗi gương mặt, dù người Kinh hay người Jrai, Bahnar, Mường, Thái… đều ánh lên niềm vui no đủ, tự do, tự hào và hạnh phúc.

Theo Tiêu Dao - Ngọc Tuấn (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.