EU tin tưởng Trung Quốc làm trung gian hòa giải thành công xung đột Nga- Ucraine

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Ngoài mối quan hệ tốt đẹp với cả 2 bên đang xảy ra xung đột, không chỉ một lần Bắc Kinh là lựa chọn của nhiều tổ chức, nhiều nước, trong đó có EU cho nỗ lực hòa giải Nga- Ucraine.
Giới phân tích thế giới tin tưởng Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải xung đột Nga- Ucraine. Ảnh: Reuters

Giới phân tích thế giới tin tưởng Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải xung đột Nga- Ucraine. Ảnh: Reuters

Một quan chức cấp cao của EU vừa cho biết, các nhà lãnh đạo EU dự kiến có kế hoạch trao đổi với giới chức Trung Quốc về vấn đề này trong tuần tới bên lề hội nghị thượng đỉnh của EU tại Brussels, Bỉ dự kiến diễn ra vào ngày 29 đến 30/6.

Nội dung trọng tâm là kêu gọi Bắc Kinh tham gia vào việc giải quyết các vấn đề như tình hình chiến sự Ukraine, biến đổi khí hậu và tái cân bằng quan hệ kinh tế với các nước EU.

Lời kêu gọi đối với Trung Quốc được đưa ra trong các kết luận dự thảo được chuẩn bị trước hội nghị thượng đỉnh. Dự thảo kết luận phù hợp với tuyên bố của Nhóm G7 đưa ra từ tháng 5, nhưng liên quan đến các vấn đề cụ thể hơn giữa EU và Trung Quốc, như tái cân bằng quan hệ kinh tế và nhu cầu "có đi có lại".

Quan chức này cho biết, các nhà lãnh đạo có thể sẽ tập trung thảo luận về vai trò của Trung Quốc đối với việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và các mối quan hệ kinh tế.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đã kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Nga để ngăn chặn xung đột leo thang hơn nữa.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã trình bày một chiến lược an ninh kinh tế mới, ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ hơn xuất khẩu và dòng chảy công nghệ. Ủy ban không nêu tên Trung Quốc, nhưng theo các chuyên gia, quốc gia này rõ ràng là trọng tâm trong chiến lược của EC.

Một năm trước, Cao uỷ chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ việc Trung Quốc làm trung gian hòa giải trong cuộc xing đột Nga- Ucraine.

"Không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi (Châu Âu) không thể là người hòa giải, điều đó rõ ràng… Và cũng không thể là Mỹ. Còn ai vào đây nữa? Đó phải là Trung Quốc, tôi tin tưởng vào điều đó” - ông Borrell nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ El Mundo của Tây Ban Nha.

Có thể bạn quan tâm

Lo ngại xung đột leo thang, Mỹ công bố quyết định về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

Lo ngại xung đột leo thang, Mỹ công bố quyết định về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

(GLO)- Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố quyết định chính thức về việc dỡ bỏ hạn chế trong việc sử dụng tên lửa tầm xa đối với Ukraine trong ngày 26-9. Trong khi đó, Mỹ vẫn giữ quan điểm các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga có thể làm cho xung đột ngày càng leo thang.

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

Tạm gác lại những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, những sinh viên tình nguyện hè của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), cùng nhau lên đường về với vùng đất thiêng liêng U Minh Hạ, để cùng ăn, cùng sống và cùng góp sức trẻ thể hiện phong trào “sinh viên 5 tốt”, cống hiến và trưởng thành.