Bằng chứng thiệt hại trong cuộc xung đột Nga- Ucraine. Ảnh: Sputnik |
“Nếu cuộc phản công tiếp tục diễn ra với chiều hướng hiện tại, tôi tin rằng chúng tôi sẽ hoàn thành việc đẩy lùi chiến dịch phản công của Ukraine sau ba tuần nữa và Moskva sẽ chuyển các lực lượng của mình từ phòng thủ sang tấn công tích cực”, ông Kartapolov phân tích.
Nhà lập pháp Nga tuyên bố rằng Ukraine đã mất khoảng 20.000 binh sĩ trong số 40.000 đến 50.000 người được NATO huấn luyện để chuẩn bị cho chiến dịch phản công. Theo ông, kế hoạch phản công Ukraine ấp ủ bấy lâu nay đã thất bại.
Nghị sĩ Kartapolov từng là chỉ huy lực lượng viễn chinh Nga ở Syria trong giai đoạn từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. Ông là một trong những chỉ huy Nga thực hiện chiến dịch giải phóng thành phố Palmyra lần thứ hai. Ông Kartapolov nghỉ hưu vào năm 2021 với cấp bậc thượng tướng và được bầu làm Chủ tịch ủy ban quốc phòng của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) cho đến nay.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, chiến dịch phản công của Ukraine bắt đầu từ ngày 4/6 nhưng cho đến nay họ chưa đạt được bước tiến quan trọng nào và hứng chịu tổn thất nặng nề.
Trong một diễn biến khác, Mỹ và phương Tây cho biết tình báo NATO thực chất do Mỹ lãnh đạo tỏ ra rất chính xác khi “nắm” được nhiều thông tin chiến lược đặc biệt quan trọng giúp Ukraine tránh được nhiều tổn thất. Ví dụ, họ đã dự báo chính xác ngày quân Nga tấn công phía Bắc Kiev; cảnh báo đúng địa điểm bị tấn công giúp lực lượng quân sự Ukraine di chuyển.
Mới đây, Tổng thống Nga đã đình chỉ Hiệp ước New START - thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất với Mỹ còn hiệu lực. Hiệp ước này hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà mỗi bên được triển khai.
Từ khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” đầu năm 2022 đến năm 2023, giới chức tại Moscow liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phương Tây hậu thuẫn Ukraine vượt qua “lằn ranh đỏ”.
Nga sở hữu kho 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong học thuyết hạt nhân mới nhất của Nga, 4 kịch bản biện minh cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân: (1) khả năng nước khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga; (2) đối phương đã dùng vũ khí hạt nhân để tấn công Nga; (3) mối đe dọa ngăn chặn sự kiểm soát của Nga đối với kho vũ khí hạt nhân của mình; và (4) mối đe dọa sự sinh tồn của Nga.
Chiến sự Nga- Ukraine đang được giải thích bằng thuật ngữ “sinh tồn”. NATO kết nạp Kiev thì có nghĩa đã đe dọa không gian sinh tồn của nước Nga. Theo lập luận này, Nga phải chiến đấu với khối quân sự NATO ở Ukraine, nếu không Nga sẽ phải chiến đấu với NATO trên chính đất Nga.