Em gái ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, đối diện mức án bao nhiêu năm tù?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan điều tra khởi tố Trịnh Thị Minh Huế, em gái ông Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi giúp sức cho Chủ tịch Tập đoàn FLC thao túng chứng khoán. Vậy bị can này sẽ bị xử lý thế nào?

Bắt em gái Trịnh Văn Quyết

Ngày 4/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can 3 tháng đối với Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, em gái ông Trịnh Văn Quyết, để điều tra về tội danh "Thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại điều 211 Bộ luật hình sự.

 

 Cơ quan điều tra khám xét nơi làm việc của ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: N.H
Cơ quan điều tra khám xét nơi làm việc của ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: N.H


Đây là những diễn biến mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "thao túng thị trường chứng khoán" xảy tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và một số doanh nghiệp.

Trước đó, chiều 29/3, Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã bị C01 khởi tố bị can và bắt tạm giam, cùng về tội danh nêu trên.

 

Em gái Trịnh Văn Quyết đối diện mức án cao nhất 7 năm tù

Trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, với diễn biến như trên, bị can Trịnh Thị Minh Huế sẽ được xác định là đồng phạm giúp sức cho anh trai Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội.

Theo ông Cường, Điều 17, Bộ luật hình sự quy định, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Như vậy, trường hợp kết quả điều tra có căn cứ cho thấy ngoài bị can đã bị khởi tố về tội thao túng thị trường chứng khoán, nếu cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy còn có người khác cùng ý chí thực hiện hành vi với vai trò chủ mưu, người trực tiếp thực hiện hành vi hoặc người giúp sức, người xúi giục thì đều bị xử lý về tội danh này với vai trò đồng phạm.

Theo quy định của pháp luật, đồng phạm có thể là đồng phạm giản đơn (khi họ không có bàn bạc, cấu kết chặt chẽ, phân công phân nhiệm trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội); Cũng có thể đồng phạm là những người có tổ chức (có sự cấu kết chặt chẽ với nhau để thực hiện hành vi phạm tội).

Trong trường hợp đồng phạm giản đơn, tính chất ít nguy hiểm hơn, mức hình phạt sẽ ít nghiêm khắc hơn. Còn nếu là đồng phạm thuộc trường hợp tội phạm có tổ chức, tính chất nguy hiểm, chế tài sẽ nghiêm khắc hơn.

Điều 17 Bộ luật hình sự cũng quy định, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Trong đó: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Bởi vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử những vụ án có đồng phạm, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm rõ đồng phạm ở đây là đồng phạm giản đơn hay có tổ chức.

Người thực hành, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có thực hiện hành vi vượt quá nội dung thỏa thuận thống nhất ban đầu đối với các đồng phạm khác hay không để cá biệt hóa vai trò đồng phạm khi lượng hình.

Trong những vụ án có đồng phạm, khi xét xử mà có đủ căn cứ để kết tội thì đối với những người chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực, ngoan cố chống đối, không thành khẩn sẽ phải chịu mức chế tài nghiêm khắc.

Còn đối với người phạm tội với vai trò giúp sức, thứ yếu nếu thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu sẽ được hưởng khoan hồng của pháp luật.

Từ phân tích trên, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho rằng, bị can Trịnh Thị Minh Huế có thể sẽ đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh là 7 năm tù.


https://danviet.vn/em-gai-ong-trinh-van-quyet-bi-bat-doi-dien-muc-an-bao-nhieu-nam-tu-20220404232831755.htm
 

Theo Quang Trung (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.