“Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu có 4 câu khiến tôi thuộc từ ngay lần đầu đọc, đó là: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa/Có hồ nước lặng sôi tăm cá/Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa”.

Khu nhà sàn của Bác hiện lên qua bước chân của “anh” và “em” thật gần gũi, thân thương, sâu xa hơn còn thể hiện Bác là một người giản dị và yêu thiên nhiên. Vậy nên, tôi vẫn mơ có một ngày được “dắt em” theo con đường xoài ấy.

Đường Xoài, con đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét có hai hàng cây xoài cổ thụ. Con đường được nhiều người biết tới qua bài thơ “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/ Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa”... (ảnh nguồn bqllang.gov.vn)

Đường Xoài, con đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét có hai hàng cây xoài cổ thụ. Con đường được nhiều người biết tới qua bài thơ “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/ Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa”... (ảnh nguồn bqllang.gov.vn)

Đường xoài từng ghi nhiều kỷ niệm đẹp và cảm động về Bác với đồng bào miền Nam. Bác thương yêu miền Nam bởi “Miền Nam đi trước về sau/Chặng đường cách mạng dài lâu đã từng” (Tố Hữu) và miền Nam cũng là nơi Bác xuất phát ra đi tìm đường cứu nước năm xưa ở Bến cảng Nhà Rồng, cho nên với Bác “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”.

Một trong những kỷ niệm đẹp và sâu sắc, cảm động nhất về Bác với đồng bào, chiến sĩ miền Nam là cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ với đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc hồi năm 1965, Bác đón tiếp ở đường xoài. Buổi sáng 15-11-1965, các thành viên của đoàn đại biểu ngồi xung quanh chiếc bàn rộng đặt giữa giàn hoa phía sau Phủ Chủ tịch để chờ đón Bác.

Chỉ còn ít phút nữa là đến giờ Bác hẹn gặp, ai ai cũng hồi hộp, chăm chú nhìn về hướng Phủ Chủ tịch chờ đợi, mong mình là người đầu tiên nhìn thấy Bác ngay khi Người xuất hiện. Và, đúng giờ hẹn, Bác không đi từ phía Phủ Chủ tịch như mọi người chờ, mà đi từ nhà sàn ra đường xoài.

Bất ngờ, cảm động và sung sướng, cả đoàn đại biểu chạy ùa đến đón Bác, nhiều người đã òa khóc khi thấy Người. Bác âu yếm nhìn các anh hùng, dũng sĩ miền Nam và xúc động nói: “Bác mong các cháu lắm, Bác nhớ đồng bào miền Nam lắm! Sao các cháu lại khóc? Bác cháu ta gặp nhau thì phải vui lên chứ?”.

Đi dưới dọc đường xoài cổ thụ rợp lá, Bác ân cần hỏi thăm từng người trong đoàn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Thị Kiều, đại diện cho nữ thanh niên Nam Bộ và A Vai đại biểu của núi rừng Trường Sơn-Tây Nguyên được ưu tiên đi bên cạnh Bác, được Bác khoác vai trò chuyện thân tình.

Những tình cảm Bác dành cho các đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc như tình cảm của người cha đón những đứa con thân yêu lâu ngày trở về.

Hình ảnh Bác Hồ đi giữa đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua trên đường xoài sáng hôm đó đã làm xúc động hàng triệu triệu trái tim đồng bào, chiến sĩ đang ngày đêm anh dũng chiến đấu chống xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai, góp phần động viên cổ vũ đồng bào miền Nam khắc phục khó khăn, không sợ hy sinh gian khổ, công tác, chiến đấu và học tập, lập nhiều thành tích, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà để đón Bác vào thăm.

Sau này, đồng chí Vũ Kỳ-nguyên Thư ký của Bác-kể lại: Vào lúc 10 giờ ngày 10-5-1969, sau khi xem lại “Tài liệu tuyệt đối bí mật” (bản Di chúc) lần cuối cùng, Bác rời nhà sàn đi dạo trên đường xoài, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ thử đoán xem 2 hàng xoài này khoảng bao nhiêu tuổi? Đồng chí Vũ Kỳ suy nghĩ một lát rồi thưa với Bác là 2 hàng xoài này khoảng trên 60 tuổi. Bác liền hỏi: “Chú dựa vào đâu mà nói là trên 60 tuổi?”. Đồng chí Vũ Kỳ thưa với Bác, chắc 2 hàng xoài này được trồng cùng thời gian xây dựng tòa nhà Phủ toàn quyền cũ. Bác cười và nói: “Chú đoán chưa đúng. Hai hàng cây này được trồng cùng thời gian xây ngôi đình Hội Đồng thì mới phải”, rồi trước khi quay về kịp đón khách, Bác còn dặn: “Chú chịu khó tìm giống xoài miền Nam trồng xen giữa muỗm, để nó kịp lớn lên thay thế” (Kể chuyện cây trong vườn Bác Hồ, Nhà xuất bản Thanh niên, 2022).

Con đường xoài là nơi Bác thường đi bộ ra tiếp đón khách ở giàn hoa hình bán nguyệt khoảng giữa đường và Phủ Chủ tịch. Và, giữ nếp đều đặn hàng ngày sau giờ làm việc buổi chiều, Bác thường đi dọc đường xoài vừa để thư giãn tinh thần và tăng cường vận động giữ gìn sức khỏe.

Đường xoài dài 200 m, rộng 5 m, có tất cả 30 cây xoài hai bên đường, cây nào cũng tươi tốt, cao to, có năm được mùa, quả treo dày cành, được vậy chắc chắn rằng có sự chăm sóc cây của Bác và của những người phục vụ trong Phủ Chủ tịch.

Cùng với mỗi loài cây trong vườn Bác, đường xoài gắn liền với thời gian Người sống và làm việc trong Khu Phủ Chủ tịch, nó mang ý nghĩa cao đẹp, sâu xa và những bài học quý báu của Bác về tình yêu thiên nhiên, thương yêu con người, cách ứng xử của Người với thiên nhiên, mà nhà thơ Tố Hữu từng ghi lại: “Bác sống như trời đất của ta/Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”...

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.