Đường hơn 6 tỷ đồng xuống cấp trầm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, tỉnh lộ 668, đoạn từ quốc lộ 25 tới UBND xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa) đi qua địa phận 3 xã, phường với chiều dài hơn 3,6 km đã sớm bị hư hỏng trầm trọng khiến giao thông tại khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn.

 Đoạn tỉnh lộ 668 đang xuống cấp trầm trọng. Ảnh: V.N
Đoạn tỉnh lộ 668 đang xuống cấp trầm trọng. Ảnh: V.N

Đoạn đường bị hư hỏng nặng nhất là đoạn qua xã Ia Rbol với chiều dài hơn 1 km. Ở đoạn này, nền đường bị đội gồ lên một cách bất thường, bong tróc, giữa đường có những hố sâu khi mưa xuống nước đọng lại giống như những “ao” nhỏ giữa đường. Nhiều “ao” rộng hơn 1 mét, dài 5 mét khiến giao thông trở nên vô cùng trắc trở. Mỗi khi có ô tô đi qua, nước từ các “ao” này bắn lên tung tóe khiến người dân rất bức xúc. Ông Ksor Mun (buôn Rưng Ama Nin, xã Ia Rbol) cho biết: “Ngày nào mình cũng phải đi qua đây, nhìn con đường mà thấy buồn lắm. Đường gì mà giống như cái ruộng, trời nắng thì bụi mù, trời mưa thì nhơ nhớp. Tội nhất là mấy cháu học sinh đi qua con đường này, quần áo bị bẩn hết. Đường hư mấy năm nay rồi mà cũng chẳng thấy ai sửa chữa gì”.

Đây là con đường huyết mạch nối xã Ia Rbol và xã Chư Băh với trung tâm thị xã Ayun Pa, đồng thời cũng là tuyến đường tránh thị xã Ayun Pa. Các phương tiện lưu thông từ đường Trường Sơn Đông và quốc lộ 25 đi huyện Ea Hleo (tỉnh Đak Lak) đều phải đi qua con đường này. Vì vậy khi xây dựng, con đường được người dân trông chờ rất nhiều, đặc biệt trong việc vận chuyển nông sản ở 2 xã nghèo Ia Rbol và Chư Băh để thông thương với các khu vực khác cũng như giữa các vùng trong khu vực. Nhưng với chất lượng mặt đường kém, nền đường bị xuống cấp nham nhở như hiện nay, nhiều hộ dân tại khu vực này phản ánh rằng đến mùa thu hoạch, các thương lái thường nói rằng đường xấu, khó đi, phí vận chuyển cao nên giá thu mua các mặt hàng nông sản luôn thấp hơn ở các nơi khác.

Bà Phạm Thị Vân-Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Ia Rbol cho biết, thời gian trước vẫn có các xe tải trọng lớn đi vào con đường này để vận chuyển hàng hóa cho dân. Nhưng từ khi con đường xuống cấp, xe tải đã hạn chế vào nên nông dân trong vùng bị thiệt thòi khi bán mì, bắp… “Theo tôi, các xe tải chở vật liệu xây dựng và xe bồn chở xăng đi tắt từ quốc lộ 25 sang tỉnh lộ 668 là nguyên nhân khiến đường nhanh xuống cấp. Nhất là các xe tải chở cát để nước chảy xuống khiến đường nhanh hỏng thêm. Điều này đã làm người dân bức xúc. Từ năm 2014, khi đường bắt đầu hư hỏng nặng, xã đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục”-bà Vân cho hay.

Mới đây, HĐND thị xã Ayun Pa đã trả lời kiến nghị của cử tri xã Ia Rbol về việc sửa chữa tuyến đường này. Theo đó, việc sửa chữa con đường phải đợi đến năm 2018 mới triển khai xây dựng từ nguồn vốn thu tiền sử dụng đất. Bà Vân cho rằng, cần phải làm rõ vì sao đường nhanh xuống cấp, sớm làm đường lại cho người dân đi lại và đặc biệt phải có biện pháp hạn chế các xe tải đi lại trên tuyến đường này để con đường bớt hư hỏng.

Ông Trương Dần-Trưởng ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng cơ bản thị xã Ayun Pa-đơn vị chủ đầu tư cho biết, con đường được khởi công đầu năm 2012 và hoàn thành vào ngày 27-12-2012 với tổng vốn 6,165 tỷ đồng, chiều dài là 3,615 km. Đơn vị thi công con đường là Công ty cổ phần Xây lắp Vật liệu Gia Lai. Cuối năm 2013, đầu năm 2014, vì đường hư hỏng nên đơn vị thi công đã thực hiện bảo hành. “Các loại xe tải không được đi vào nội thị nên đều phải đi qua đường này. Lưu lượng xe lớn mà thường vượt trọng tải nên với nền đường là đường nhựa bán xâm nhập thì việc hư hỏng là điều không thể tránh khỏi”-ông Dần nói. Cũng theo ông Dần, thị xã cần đề nghị lên cấp trên cho phép nâng cấp tuyến đường này từ tỉnh lộ lên quốc lộ thì mới có kinh phí làm mới lại.

Con đường được đầu tư với số vốn lớn và sớm bị hư hỏng nặng khi đưa vào sử dụng chưa được bao lâu nhưng đến nay trách nhiệm thuộc về ai thì vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ biết rằng, người dân đang phải gồng mình gánh chịu những hậu quả mà con đường gây ra.

 Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null