Đức Cơ tổ chức chợ phiên nông sản an toàn và tư vấn việc làm cho người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 27-6, UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức khai mạc chợ phiên nông sản an toàn, giới thiệu sản phẩm OCOP năm 2022.

Tham dự chợ phiên còn có lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Huyện ủy, các phòng, ban chuyên môn, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Phiên chợ có sự tham gia của hơn 35 gian hàng đến từ các hợp tác xã, hộ kinh doanh, các hộ nông dân 10 xã, thị trấn trong huyện Đức Cơ và TP. Pleiku.

 Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (thứ 2 từ phải qua) cùng lãnh đạo huyện tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm cà phê Nguyễn Hân đạt sản phẩm Ocop 4 sao. Ảnh: Đinh Yến
Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (thứ 2 từ phải qua) cùng lãnh đạo huyện tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm cà phê Nguyễn Hân đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Đinh Yến


Với chủ đề “Nông sản Đức Cơ kết nối, phát triển”, tại đây, các hợp tác xã, hộ kinh doanh, hộ nông dân trên địa bàn huyện và TP. Pleiku đã giới thiệu nhiều sản phẩm và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của địa phương theo hướng an toàn, đạt chứng nhận OCOP 3 và 4 sao như cà phê, hạt điều, thịt heo một nắng, măng sấy… Ngoài ra, các hội viên nông dân còn mang đến các sản phẩm rau, củ, quả, trái cây, cây giống; thịt heo sạch, gà rừng bày bán tại chợ phiên.
 
Chợ phiên được tổ chức trong 2 ngày (27 và 28-6), qua đó góp phần quảng bá hàng nông sản an toàn đến người tiêu dùng trong và ngoài huyện.

Cũng tại đây, UBND huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai lồng ghép tổ chức phiên giao dịch việc làm cho người lao động. Theo đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trực tiếp tuyển dụng hơn 4.000 vị trí việc làm. Trung tâm tư vấn Du học Việt trí MD-Chi nhánh Gia Lai tư vấn du học-xuất khẩu lao động tại thị trường Đức, Nhật, Hàn Quốc… 

Ông Trần Ngọc Phận-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ kiêm Trưởng ban tổ chức chợ phiên-nhấn mạnh: Việc kết hợp tổ chức 2 hoạt động trên rất ý nghĩa, thiết thực, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền địa phương cùng chung tay quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn cho nông dân và tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp cho người lao động tại thị trường việc làm trong, ngoài tỉnh.                

ĐINH YẾN

 

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.