Đưa rượu cần Jrai vươn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Rượu cần của đồng bào Jrai đã trở thành nét văn hóa đặc trưng và không thể thiếu trong các lễ hội của buôn làng. Với mong muốn đưa rượu cần Jrai vươn xa hơn, chị Nay H'Tó (buôn Phu Ama Miơng, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để làm ra những bình rượu cần thơm ngon, được người tiêu dùng đón nhận. Sản phẩm “Rượu cần Jrai” của chị đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2023.

Theo chị H'Tó, để có được 1 bình rượu cần ngon thì khâu chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu là hết sức quan trọng. Men ủ rượu được lấy từ các loại rễ cây trong rừng, gạo nếp được nấu kỹ để nguội sau đó đem trộn với men tự nhiên theo tỷ lệ phù hợp, bỏ vào ché đậy kín để lên men trong khoảng 20-30 ngày là sử dụng được.

Cũng theo chị HTó, mỗi vùng miền đều có cách làm rượu cần với hương vị đặc trưng. Rượu cần do chị làm ra có vị ngọt, đắng nhẹ, cả nam và nữ đều có thể sử dụng được. “Hầu hết các gia đình Jrai đều có rượu cần. Đã là phụ nữ Jrai thì ai cũng phải biết nấu rượu cần”-chị HTó chia sẻ.

Ngoài rượu cần, chị Nay HT'ó (bìa trái) còn làm thêm muối kiến vàng, thịt heo gác bếp để bán. Ảnh: N.S

Ngoài rượu cần, chị Nay HT'ó (bìa trái) còn làm thêm muối kiến vàng, thịt heo gác bếp để bán. Ảnh: N.S

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài chú trọng về chất lượng, chị HTó cũng rất quan tâm đến mẫu mã; từ ché rượu, bao bì, nhãn mác đến cần vít rượu đều gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên. Trên sản phẩm còn có mã QR để truy xuất nguồn gốc, các chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ việc chỉ nấu rượu cung cấp cho các buôn làng mỗi khi có lễ hội, hiện nay, sản phẩm rượu cần của chị HTó đã được nhiều người từ các vùng miền khác nhau biết đến. Để quảng bá sản phẩm, ngoài bán hàng theo phương thức truyền thống, chị HTó còn lập Fanpage “Rượu Cần Jrai AyunPa” để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Chị H'Tó cho biết thêm: “Mình lập các trang Facebook, Zalo và Fanpage “Rượu Cần Jrai AyunPa” để bán hàng. Ngày nào mình cũng đăng bài, cũng có khi livestream quá trình làm rượu cần để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Đặc biệt, từ khi đạt chứng nhận OCOP 3 sao, người tiêu dùng càng tin dùng hơn, nhiều người ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh cũng liên hệ đặt hàng”.

Để đa dạng sản phẩm, ngoài rượu cần, chị còn làm thêm thịt heo gác bếp, muối kiến vàng bán kèm theo. Đặc biệt, trên mỗi sản phẩm đều có hướng dẫn cách sử dụng. Không chỉ vậy, chị còn nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Mỗi tháng, chị HTó bán khoảng 200-300 ché rượu cần. Nhằm giúp sản phẩm “Rượu cần Jrai” ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, chính quyền địa phương cũng đã quan tâm tạo điều kiện để chị đưa sản phẩm tham gia tại các hội chợ, triển lãm.

Ông Lê Ngọc Long-Chủ tịch UBND xã Ia Rtô-cho biết: “Rượu cần Jrai là sản phẩm OCOP đầu tiên của xã. Không chỉ góp phần giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc, “Rượu cần Jrai” còn giúp cho hộ dân phát triển kinh tế. Hy vọng sản phẩm này sẽ được người tiêu dùng biết đến ngày một nhiều hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.