Dự báo, xử lý tình hình Biển Đông, các yếu tố nào không thể bỏ qua?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong quá trình xử lý vấn đề Biển Đông trước hành động ngang ngược của Trung Quốc khi xâm phạm vùng biển Việt Nam, có nhiều yếu tố chúng ta phải tính đến.
 
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh hải (ảnh Cảnh sát biển).
Bài học từ vụ giàn khoan Hải Dương 981
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông. Nói đến vấn đề Biển Đông, nhiều tháng nay Trung Quốc liên tục có hành động xâm phạm khu vực bãi Tư Chính (Việt Nam), bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận phản đối, khiến cho tình hình căng thẳng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng: Những việc gì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ thì luôn luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với một quốc gia, một dân tộc. Chính vì thế các nhà lãnh đạo khi xử lý những vấn đề đó phải tính toán kỹ lưỡng, tổng thể, chứ không thể chỉ chú trọng một vấn đề.
“Về đấu tranh ngoại giao phải tổng hợp tất cả các biện pháp từ chính trị, lịch sử, dư luận quốc tế, kể cả sử dụng công cụ công pháp quốc tế để giải quyết. Bên cạnh đó phải tính đến vấn đề trong nước, làm sao đảm bảo an ninh, không để xảy ra bất ổn, bạo động. Có thể nói trước vấn đề Biển Đông, Đảng và Nhà nước phải tính đến cả vấn đề ngoại trị và nội trị”, ông Trường nói. 
Có thể thấy cách đây hơn 5 năm liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, do kiểm soát tình hình trong nước không tốt chúng ta đã phải trả giá đắt. Từ việc người dân xuống đường thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, nhưng nhiều cuộc tuần hành đó đã bị lợi dụng để gây rối, đập phá tài sản. Điều nguy hiểm là việc này đã lan ra nhiều tỉnh, thành gây mất an ninh, trật tự rất nghiêm trọng. Hậu quả từ việc nêu trên chúng ta mất thời gian dài mới có thể khắc phục được. 
“Từ sự việc liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam cách đây hơn 5 năm đã cho thấy sự ảnh hưởng của nó rất sâu rộng, hậu quả cũng rất nghiêm trọng nếu như chúng ta xử lý khủng hoảng không tốt. Đây là bài học sâu sắc đối với chúng ta trong quá trình xử lý những vấn đề liên quan đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh nói.
 
Ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh (ảnh IT).
Một trong những yếu tố cũng rất quan trọng đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải của chúng ta đó là tình hình thế giới. Theo ông Lê Việt Trường, trên thế giới hàng ngày, hàng giờ có thể diễn ra rất nhiều sự kiện, vấn đề lớn. “Tới đây sẽ có những sự kiện lớn thu hút sự chú ý của quốc tế như bầu cử Tổng thống Mỹ (cuối năm 2020), vấn đề giữa Mỹ và Iran; vấn đề giữa Mỹ - Triều Tiên …Trong bối cảnh có những tâm điểm thu hút sự chú ý của quốc tế như vậy thì vấn đề diễn ra ở Biển Đông trở nên ít được chú ý”, ông Trường phân tích. 
Tăng cường việc tuyên truyền nội bộ
Ông Lê Việt Trường nói thêm, liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền, lãnh hải hiện nay, cần phải chú ý đến thông tin tuyên truyền nội bộ, việc đó cần phải được tăng cường, đảm bảo nhất quán. Chúng ta phải sử dụng hệ thống chính trị hiện có để làm cho mọi người thấu hiểu. Chủ quyền quốc gia dân tộc là vấn đề thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng phải đặt trong bối cảnh chung với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để có sự nhất trí với nhau trong vấn đề giải quyết. Điều nguy hiểm nhất là chúng ta không thống nhất, không đoàn kết, như vậy sẽ mất sức mạnh”, ông Trường nói.
 
Nhà giàn DK1 cột mốc chủ quyền trên biển.
Thời gian qua có không ít người, nhóm người thường xuyên bày tỏ chính kiến trái chiều trước vấn đề Biển Đông. Theo ông Lê Việt Trường, trong bất cứ xã hội nào cũng vậy, trước vấn đề của đất nước sẽ có luồng ý kiến xuôi chiều, có luồng ý kiến trái chiều. Ý kiến trái chiều có hai cách thể hiện; thứ nhất, người nêu ý kiến thể hiện tinh thần xây dựng, gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của họ; thứ hai, người nêu ý kiến có vẻ mang tinh thần xây dựng nhưng không thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của họ.
“Qua những việc như vậy càng thấy tầm quan trọng của việc tuyên truyền nội bộ. Thông thường những người hay đưa ra ý kiến này, ý kiến kia mang tính chủ quan, phiến diện môt phần là họ thiếu thông tin. Khi cung cấp thông tin cho họ đầy đủ, họ sẽ chẳng thể nói vào đâu được”, ông Trường nói và cho biết, hiện trong việc cung cấp thông tin nhiều cơ quan lạm dụng vấn đề mật, nhạy cảm nên không đưa ra, trong khi việc đó báo chí đã thông tin. Ông kể, mới đây khi sinh hoạt Chi bộ có nhận được tài liệu của Thành ủy Hà Nội để phổ biến cho đảng viên vấn đề liên quan đến Biển Đông. Đọc vào tài liệu thấy có trích bài phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và trích phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại buổi họp báo, nhưng tài liệu lại đóng dấu mật.
Lương Kết (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.