Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gia Lai hiện có số lượng người dân theo các tôn giáo chiếm khoảng 28% dân số, trong đó, đạo Công giáo có hơn 163.000 tín đồ, 72 giáo xứ, 6 giáo họ, 22 dòng tu.

Những năm qua, người theo đạo Công giáo trong tỉnh đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng gia đình hạnh phúc và góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Ông Y Thành (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) cho biết: Tại Giáo xứ Phú Yên, ngoài cộng đồng bà con giáo dân là người Kinh, còn có hơn 2.000 giáo dân người Bahnar sinh sống tại 11 làng của xã Hà Ra và làng Đê Chơ Rơn, xã Đak Ta Ley. Do vậy, ông thường vận động bà con giáo dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn bà con từ bỏ các tập tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo. Ảnh: T.N

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo. Ảnh: T.N

“Thời gian qua, tại xã Hà Ra và một số địa phương, kẻ xấu tìm cách lôi kéo, dụ dỗ một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin theo tà đạo “Hà Mòn”, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo. Điển hình như tại 3 làng Kret Krot, Kdung, Bơ Chăk của xã Hà Ra. Là một chức việc Công giáo, tôi thấy mình có trách nhiệm cùng chính quyền, MTTQ địa phương tuyên truyền, vận động bà con giáo dân sinh hoạt đúng đường hướng, chấp hành quy định pháp luật, chăm lo làm ăn xây dựng gia đình và cộng đồng”-ông Y Thành bộc bạch.

Không chỉ chấp hành sinh hoạt đạo đúng quy định, bà con giáo dân tích cực lao động sản xuất và tham gia công tác xã hội. Gia đình ông Kpă Gút (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) ngoài lao động sản xuất giỏi còn vận động dân làng thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Còn ông Kpuih Phơn-Trưởng ban Chức việc của Giáo xứ Plei Rơngol Khóp (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) thì cho biết: “Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, Giáo xứ đã vận động giáo dân tham gia đóng góp ngày công, phối hợp làm đường bê tông nông thôn. Các hộ gia đình giáo dân quan tâm giáo dục quản lý con em không để mắc vào các tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự ở nông thôn”.

Đồng bào đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh luôn đoàn kết phát huy tinh thần “kính Chúa yêu nước”. Ảnh: Thanh Nhật

Đồng bào đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh luôn đoàn kết phát huy tinh thần “kính Chúa yêu nước”. Ảnh: Thanh Nhật

Tại Giáo xứ Ngô Sơn (huyện Chư Păh), ông Thái Hùng Mạnh là Trưởng ban Chức việc. Sau Thánh lễ vào sáng chủ nhật hàng tuần, ông thường dành thời gian gần gũi nắm bắt tình hình, vận động bà con giáo dân tham gia các phong trào ở địa phương. Ông Mạnh cho hay: “Bà con trong giáo xứ luôn đoàn kết giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Đặc biệt là việc đóng góp ngày công và hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn, ủng hộ ngày công và kinh phí xây dựng nhà ở, hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo và tặng học bổng cho học sinh vượt khó”.

Pleiku là địa bàn trung tâm của tỉnh và cũng là nơi có đông đồng bào theo đạo Công giáo. Giáo xứ Plei Chuet hiện có khoảng hơn 1.500 giáo dân người Jrai ở 2 xã: Chư Á, An Phú và phường Thắng Lợi. Bà con luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo làm ăn ổn định cuộc sống, tham gia các cuộc vận động và phong trào do địa phương triển khai. Ông Y Dới-Trưởng ban Chức việc của Giáo xứ Plei Chuet-cho hay: “Các cấp chính quyền và ban, ngành, MTTQ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo xứ trong sinh hoạt tôn giáo và các kỳ lễ trọng. Bà con giáo dân rất phấn khởi”.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.