Đồng bào Bahnar ở Đak Đoa sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều hộ đồng bào dân tộc Bahnar tại xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) và một số xã lân cận đã tích cực tham gia chương trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ. Qua đó, không chỉ thay đổi cách thức sản xuất gắn với bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường mà sản phẩm cà phê của bà con được cấp chứng nhận UTZ giúp đảm bảo đầu ra với giá cao.
 

 

Niên vụ 2018-2019, anh Suân (làng Groi 2, xã Glar) tiến hành cải tạo lại vườn cà phê 1,5 ha của gia đình, trong đó phần lớn diện tích có tuổi đời gần 20 năm. Thay vì tiếp tục canh tác như cũ, anh chịu khó học hỏi quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê sạch theo hướng bền vững. Nhờ tích cực đầu tư nguồn lực chăm sóc, năng suất và chất lượng vườn cây cà phê được cải thiện dần qua từng năm.

Anh Suân cho biết: “Trước đây, cà phê thu được mỗi mùa rất ít, có năm chỉ đạt 1 tấn nhân/ha. Còn từ cuối năm 2019, năng suất đã tăng lên 1,7 tấn cà phê nhân/ha. Vườn cà phê được đầu tư chăm sóc tốt hơn, tôi ước tính năm nay chắc phải đạt 3 tấn nhân/ha. Thay vì thu hoạch đại trà, tôi sẽ ưu tiên thu hái quả chín trước để giá bán ra cao hơn”.  

Ông Lê Hữu Anh (bìa trái)-Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh (xã Glar, huyện Đak Đoa) thăm vườn cà phê của thành viên tham gia chương trình UTZ Certified. Ảnh: Sơn Ca
Ông Lê Hữu Anh (bìa trái)-Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh (xã Glar, huyện Đak Đoa) thăm vườn cà phê của thành viên tham gia chương trình UTZ . Ảnh: Sơn Ca

Chứng nhận UTZ là chương trình chứng nhận toàn cầu đảm bảo sản xuất một cách có trách nhiệm. Chương trình này bao gồm hỗ trợ nông dân như đào tạo, bảo vệ môi trường thông qua kiểm định nghiêm ngặt các chất độc hại và đất đai canh tác, quan tâm đến đời sống công nhân và cộng đồng một cách toàn diện nhằm thiết lập các tiêu chuẩn đối với người sản xuất cà phê.


Gia đình anh Wui (làng Dor 2, xã Glar) cũng là hộ đi đầu trong việc sản xuất cà phê sạch theo hướng bền vững. Gia đình anh có 5 ha cà phê nhưng do hạn chế về nguồn vốn, thói quen canh tác và phương thức sản xuất lạc hậu nên trước đây, năng suất vườn cây không vượt quá 2 tấn nhân/ha.

Từ năm 2015, anh Wui bắt đầu cải tạo đất, áp dụng quy trình sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn UTZ  cho cả diện tích trồng giống cũ và giống TR4 cao sản, chủ động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc với bà con trong vùng. “Thay đổi lớn nhất của người nông dân như tôi là được phổ biến về cách thức sản xuất bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ. Nhờ vậy mà vườn cà phê được cải tạo dần về năng suất, giá cả đầu ra cũng ổn định hơn”-anh Wui bày tỏ.  

Hiện nay, phong trào chuyển đổi phương thức sản xuất cà phê sạch theo xu hướng bền vững đang được nhân rộng, số hộ người dân tộc thiểu số tham gia ngày càng tăng lên, nhất là khi Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh (thôn Tuơh Ktu, xã Glar) triển khai chương trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ. Với vai trò hỗ trợ kết nối, HTX đã thành lập 3 Tổ liên kết sản xuất cà phê sạch tại xã Glar, A Dơk và xã Trang. Bên cạnh 19 thành viên HTX, đã có thêm 31 nông hộ khác tham gia chương trình với tổng diện tích cà phê 70 ha.

Ông Lê Hữu Anh-Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh-cho biết: “Trên nền tảng các vườn cà phê đã thực hiện chuyển đổi phương thức sản xuất sạch, năm nay, chúng tôi triển khai chương trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ , số lượng nông hộ là người Bahnar chiếm tới 70%. Mục tiêu lâu dài của chương trình là xây dựng vùng nguyên liệu cà phê sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, gia tăng năng suất, chất lượng cà phê, đảm bảo giá đầu ra cao hơn cho thành viên và bà con nông dân. Chúng tôi hướng đến sự minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo bà con nhận đúng giá trị tương xứng với công sức của mình”.

Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh thông tin thêm, thông qua chương trình sản xuất cà phê theo chuẩn UTZ, các thành viên ký cam kết được HTX đứng ra kết nối, hỗ trợ nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản đúng tiêu chuẩn, thu mua nguyên liệu đầu ra. Cuối tháng 11-2020, đơn vị sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các thành viên. Theo dự kiến, niên vụ 2020-2021, HTX sẽ được cấp chứng chỉ cà phê đạt tiêu chuẩn UTZ. Hiện HTX đang phối hợp với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tổ chức thu mua cà phê tại vùng nguyên liệu cho bà con, dự kiến sản lượng niên vụ này đạt trên 200 tấn. 

 SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.