Đồn Biên phòng Ia Púch: Gắn bó mật thiết với nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ sâu sát địa bàn, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân nâng cao nhận thức, thời gian qua, Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông, Gia Lai) còn tích cực bám nắm từng gia đình, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Dẫn chúng tôi xuống thăm nhà anh Rơ Lan Khơi (làng Brang), Trung úy Trần Văn Khen-Đội trưởng Vận động quần chúng (Đồn Biên phòng Ia Púch) thông tin, đây là một trong 126 hộ mà các đảng viên trong đơn vị đang phụ trách giúp đỡ theo nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh về phân công đảng viên Biên phòng phụ trách hộ.
Bước sang tuổi 35 song nhìn anh Khơi già hơn rất nhiều so với tuổi thật. Nguyên nhân là do gần 3 năm nay, anh bị đau ốm liên tục, sức khỏe suy giảm. Anh Khơi bộc bạch: “Mình bị đau dạ dày, vùng bụng cũng hay bị sưng đau nên chỉ quanh quẩn ở nhà, không đi làm rẫy được. Ruộng, rẫy đều do một tay vợ làm, mình cũng muốn giúp nhưng cứ đi làm về là lại phải vào bệnh viện”. Chỉ tay vào 15 bao lúa mới được phơi khô đang chất trong góc nhà, anh Khơi trải lòng: “3 sào ruộng nhà mình nằm ở 2 vị trí khác nhau và đều ở chỗ đất cằn, dốc, không giữ được nước nên năng suất thấp. Hôm trước, mình nhờ Bộ đội Biên phòng đến gặt giúp 2 sào được 15 bao, còn 1 sào nữa hy vọng cũng thêm được khoảng 7 bao”. Không riêng năm 2019 mà nhiều năm qua, mỗi khi gia đình có việc cần đến nhiều lao động, anh Khơi đều nhờ đến sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng. “Năm ngoái mưa lớn khiến 1 ha điều của gia đình mình ở gần suối Ia Drăng-cách làng 15 km-bị nước lũ cuốn trôi hết. Năm vừa rồi, Bộ đội Đồn Biên phòng Ia Púch đã giúp gia đình mình trồng lại và nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc để cây điều cho năng suất cao. Gia đình mình được bộ đội giúp đỡ nhiều lắm, thỉnh thoảng các anh còn cho mình đường, sữa và hỗ trợ xăng đi làm nữa...”-anh Khơi cho biết thêm.
 Trung úy Trần Văn Khen hướng dẫn gia đình chị Siu Pim cách chăn nuôi bò.  Ảnh: A.H
Trung úy Trần Văn Khen hướng dẫn gia đình chị Siu Pim cách chăn nuôi bò. Ảnh: A.H
Riêng với gia đình anh Kpuih Buông-chị Siu Pim (làng Goòng), từ nhiều năm qua, cán bộ Đồn Biên phòng Ia Púch chính là “điểm tựa” tinh thần. Vì các anh luôn xuất hiện đúng lúc và giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất, như: đào hố rác, làm hàng rào, làm nhà vệ sinh, làm chuồng nuôi bò, hướng dẫn trồng cây mì, chăm sóc cây điều... Chị Siu Pim chia sẻ: “Lúc trước, 3 sào điều và 3 sào mì của gia đình cho năng suất thấp lắm, nhưng nhờ có sự hướng dẫn của cán bộ Biên phòng, năm vừa rồi mình thu hoạch và bán được gần 30 triệu đồng. Cuối năm 2018, gia đình mình được xã hỗ trợ 1 con bò giống, bộ đội cũng giúp làm chuồng, hướng dẫn cách chăm sóc, sử dụng phân bò để bón cây...”. Đặc biệt, gia đình chị Pim luôn biết ơn Bộ đội Biên phòng vì đã nhận “Nâng bước em đến trường” đối với bé Siu Cúc-con thứ 3 của gia đình, đang học lớp 3 Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu. Chị Siu Pim cho hay: “Ngoài hỗ trợ 500 ngàn đồng mỗi tháng, cán bộ Đồn Biên phòng còn thường xuyên ghé nhà nhắc nhở, kiểm tra bài vở và hướng dẫn cháu học tập... Gia đình mình rất vui và luôn động viên con cố gắng học để sau này trở thành người có ích cho xã hội”.  
Được phân công phụ trách 5 hộ ở các làng: Goòng, Chư Kó, Bỉh, Thiếu tá Lê Bật Thao-nhân viên trinh sát của Đồn-cho hay, hầu hết những hộ này là hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gia đình có công với cách mạng, gia đình có mối quan hệ xã hội phức tạp... Thiếu tá Thao nêu quan điểm: “Muốn giúp người dân phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống hay làm bất cứ việc gì, đầu tiên vẫn là thay đổi nhận thức. Do đó, mình thường sắp xếp thời gian vào buổi tối hoặc tranh thủ mỗi khi rảnh rỗi, ghé từng nhà để vừa tuyên truyền, vận động, vừa cầm tay chỉ việc. “Mưa dầm thấm lâu” thôi!”.
Ngoài tích cực bám nắm và giúp từng hộ, mới đây, cán bộ, chiến sĩ Đội Công tác địa bàn của Đồn cũng đã phối hợp cùng địa phương giúp làm 4 chuồng bò cho 4 hộ nghèo. Đây là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tích cực tham gia phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia theo nội dung Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Trung úy Khen, thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương giúp người dân làm nhà vệ sinh đạt chuẩn, đào hố rác thu gom rác thải nhằm hướng tới các tiêu chí đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới.
Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Púch-nhấn mạnh: “Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Púch thời gian qua không chỉ thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó quân-dân mà còn giúp người dân trên khu vực biên giới ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.