Đồn Biên phòng Ia Chía "3 bám, 4 cùng" giúp đỡ địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, Đồn Biên phòng Ia Chía (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn thực hiện phương châm “3 bám, 4 cùng” để giúp đỡ địa phương nơi đơn vị đứng chân. Nhờ đó, hệ thống chính trị xã Ia Chía được kiện toàn, đời sống người dân có nhiều khởi sắc.
Trung tá Phạm Quốc Tuấn là cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía được tăng cường về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã và chỉ còn hơn 3 tháng nữa sẽ nghỉ hưu. Thế nhưng, với anh, còn công tác thì phải nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Khi được phân công về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Chía, tôi vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, vừa hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Trước đây, xã Ia Chía có tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 40%. Điều đó làm cho cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị rất trăn trở. Chính vì thế, Đồn Biên phòng Ia Chía đã tập trung Đội công tác địa bàn bám làng, bám hộ gia đình để vừa tuyên truyền, vận động, vừa cầm tay chỉ việc giúp bà con phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”-Trung tá Tuấn cho biết.
Nhiều người dân trên địa bàn xã biên giới Ia Chía đã quen với hình ảnh những cán bộ Biên phòng, trong đó có cả Phó Bí thư Đảng ủy xã Phạm Quốc Tuấn hàng đêm xuống làng họp dân, rồi đến từng gia đình vận động bà con “thay đổi nếp nghĩ, cách làm”. Không chỉ thế, cán bộ Biên phòng trực tiếp hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn hơn 20%. Xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và có 6/10 làng đạt chuẩn làng nông thôn mới.
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía phối hợp với địa phương giúp gia đình bà Rơ Mah Pheh (làng Lang) dọn vệ sinh nơi ở. Ảnh: Anh Huy
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía phối hợp với địa phương giúp gia đình bà Rơ Mah Pheh (làng Lang) dọn vệ sinh nơi ở. Ảnh: Anh Huy
Một trong những giải pháp để nâng cao đời sống người dân đó là hệ thống chính trị phải mạnh, đủ sức vận động, tập hợp quần chúng tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh. Để thực hiện điều đó, Đồn Biên phòng Ia Chía đã phân công 10 đảng viên về tham gia sinh hoạt chi bộ thôn, làng và 19 cán bộ phụ trách 85 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ này là giúp chi bộ đưa ra các nghị quyết lãnh đạo sát với thực tế, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và giúp đỡ các hộ gia đình phát triển kinh tế. Là đảng viên tham gia sinh hoạt tại chi bộ làng Pó, Thượng úy Ngô Văn Hữu-Phó Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ia Chía-cho biết: “Làng Pó có 64 hộ, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Chi bộ làng có 10 đảng viên. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của làng còn khá cao. Chính vì thế, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, tôi luôn góp ý kiến cùng cấp ủy đề ra các giải pháp phấn đấu đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo của làng giảm xuống 18%. Để thực hiện điều đó, ngoài nỗ lực của người dân, Đồn Biên phòng đã nhận giúp đỡ một số hộ thoát nghèo phát triển kinh tế bằng việc hỗ trợ ngày công, giống, phân bón. Ngoài ra, đơn vị còn tích cực vận động người dân đấu tranh tố giác các loại tội phạm, bảo đảm bình yên biên giới”.
Đồn Biên phòng Ia Chía tặng quà cho người nghèo. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Đồn Biên phòng Ia Chía tặng quà cho người nghèo. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trao đổi với P.V, ông Rơ Lan Gâu-Chủ tịch UBND xã Ia Chía-cho biết: Nhờ thực hiện phương châm “3 bám, 4 cùng” (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào với bà con) nên những cán bộ Biên phòng đã nắm chắc tình hình, giúp người dân lao động sản xuất và phát động các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia, phản bác các luận điệu tuyên truyền của bọn phản động, xây dựng cơ sở vững mạnh ngay trong lòng dân. Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn có mặt khi người dân gặp khó khăn, hoạn nạn, chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay, không chỉ hệ thống chính trị của xã được củng cố, kiện toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới mà đời sống của người dân ngày càng nâng lên.
Nói về những giải pháp trong thời gian tới, Thiếu tá Vũ Đình Truyền-Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia Chía-cho hay: “Chúng tôi luôn xác định giúp địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế là giúp chính mình. Bởi đời sống của người dân được nâng lên, hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Cùng với đó, những cán bộ phụ trách hộ gia đình, đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ là “cầu nối” rất quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị với người dân, từ đó giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp phát sinh trong đời sống cộng đồng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung các giải pháp cụ thể, trước tiên là hỗ trợ địa phương xây dựng nông thôn mới và giảm tỷ lệ hộ nghèo”.
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.