Đổi thay làng phong Đak Dwe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đời sống của những người Bahnar từng mắc bệnh phong ở làng Đak Dwe (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) đã đổi thay từng ngày.

Làng Đak Dwe hiện có 35 hộ với 155 nhân khẩu, trong đó hơn 97% là người Bahnar. Làng được hình thành từ năm 2001 khi một số hộ dân bị mắc bệnh phong trong huyện chuyển về đây sinh sống tạo nên khu dân cư.

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ làng xây dựng hạ tầng, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang. Từ năm 2018 đến nay, làng được đầu tư bê tông hóa 3 tuyến đường nội thôn, nội đồng; hỗ trợ xây nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng và 2 giếng khoan cùng hệ thống bồn chứa, khu lấy nước với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành còn tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và tích cực hỗ trợ cây-con giống, mở các lớp đào tạo nghề, cử cán bộ chuyên ngành hướng dẫn kỹ thuật để người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của làng đạt 34 triệu đồng/năm.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận về sự đổi thay của làng Đak Dwe.

z6300606979894-fe69153c81f0a3e30c4c642829944c72.jpg
Đến nay, 100% tuyến đường nội thôn của làng đã được bê tông hóa và lắp đèn đường chiếu sáng tạo thuận lợi cho việc đi lại và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn
z6300601147969-75389ecda82cf8b69552756ab59814ec.jpg
Nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, việc sinh hoạt, hội họp của dân làng thuận lợi hơn.
z6300604279743-1bdf4cbd9f1313caa7f310b9b3b6926f.jpg
Làng được Mạnh Thường Quân hỗ trợ 2 giếng khoan cùng hệ thống bồn chứa, máng rửa giúp người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và không lo bị thiếu nước vào mùa khô.
z6300599855526-6e9254571427191163e35615067227ee.jpg

Từ chỗ không có đất sản xuất, với sự hỗ trợ của các cấp, ngành và sự nỗ lực vượt khó của người dân, đến nay, làng đã phát triển diện tích sản xuất lên 28 ha, trong đó có 4 ha cà phê với năng suất đạt 3,5 tấn nhân/ha.

z6300692304185-e642c1d8e6ce4999897af69dd5adff22.jpg
Cùng với phát triển sản xuất, người dân còn chú trọng phát triển chăn nuôi bò để nâng cao thu nhập.
z6300652053996-f88e572b76bcf7c29122dfa01c38fef5-1.jpg
Con đường nội đồng ra khu sản xuất dài 650 m được bê tông hóa vào cuối năm 2024 đã tạo thuận lợi cho người dân đi lại cũng như vận chuyển nông sản.

Có thể bạn quan tâm

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(GLO)- Sáng 6-2, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng năm mới các đoàn viên, người lao động làm việc tại một số nghiệp đoàn, công ty trên địa bàn TP. Pleiku.

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Ủy ban nhân dân huyện Kbang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về PCCCR. Ảnh: M.P

Kbang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(GLO)- Bước vào mùa khô năm nay, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.