Độc lạ Bình Định: Làng trồng bí đao 'khổng lồ', có quả nặng hơn nửa tạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời điểm này, làng bí đao khổng lồ thôn Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) tất bật vào vụ thu hoạch. Sở dĩ gọi bí đao “khổng lồ” vì mỗi quả bí ở đây cân nặng hàng chục ký, cá biệt có quả nặng hơn nửa tạ.

Với thâm niên hơn 30 năm trồng bí, ông Lê Bá Biên (75 tuổi) cho hay, loại bí này trồng rất khó, đòi hỏi người trồng phải có sự chăm sóc đặc biệt. Để đạt được năng suất theo ý muốn, tốt nhất mỗi dây bí chỉ chọn lấy 1 quả để nuôi.

Ông Biên chăm sóc vườn bí đao của mình. Ảnh: Trương Định
Ông Biên chăm sóc vườn bí đao của mình. Ảnh: Trương Định

Theo ông Biên, bí đao "khổng lồ" được ví như sản phẩm đặc trưng của vùng đất Mỹ Thọ. Đến nay vẫn chưa thể lý giải vì sao bí đao ở vùng đất lại cho quả to đến vậy.

Người làng Chánh Trạch cho rằng giống bí độc nhất vô nhị cho trái to khổng lồ là do thổ nhưỡng hiếm có và một phần do giống bí được người dân lưu giữ bao đời nay, rồi cách trồng chăm sóc.

“Tôi cũng đã bán hạt giống cho rất nhiều người rồi, nhưng khi đem về nơi khác trồng thì quả to lắm cũng chỉ từ 30 kg trở xuống”, ông Biên nói.

Những quả bí đao "khổng lồ" cân nặng đến nửa tạ. Ảnh: Trương Định
Những quả bí đao "khổng lồ" cân nặng đến nửa tạ. Ảnh: Trương Định

Ông Biên cho biết, gia đình ông trồng khoảng hơn 200 dây bí trên phần diện tích khoảng 500 m2. Sau 5 tháng xuống giống, đến nay vườn bắt đầu vào chính vụ thu hoạch. Trọng lượng bình quân mỗi quả bí đạt khoảng 30 kg, cá biệt có quả nặng tới gần 60 kg.

“Tôi nhẩm tính, năng suất vụ này đạt trên 6 tấn quả. Với giá bán tại vườn dao động ở mức 10.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về hàng chục triệu đồng”, ông Biên chia sẻ.

Vì sức nặng của quả bí người dân phải dùng lưới để neo bí trên giàn. Ảnh: Trương Định
Vì sức nặng của quả bí người dân phải dùng lưới để neo bí trên giàn. Ảnh: Trương Định

Hiện tại, toàn thôn Chánh Trạch 2 có khoảng 20 hộ trồng bí đao khổng lồ. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thị trường, các hộ còn phát triển du lịch trải nghiệm tại vườn.

Ông Nguyễn Kim Trắc - Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) cho hay, khó khăn nhất hiện nay là đầu ra cho sản phẩm, vì thế diện tích trồng cũng chưa được mở rộng nhiều. Bí đao sau thu hoạch chủ yếu bán ở chợ truyền thống, một ít được xuất bán ra các thị trường ngoài tỉnh. Bên cạnh đó còn bán cho du khách mua làm quà khi đến tham quan trải nghiệm tại vườn.

Dây bí đao. Ảnh: Trương Định
Dây bí đao. Ảnh: Trương Định

Lãnh đạo Sở NN&MT tỉnh Bình Định cho hay, làng nghề trồng bí đao khổng lồ tại thôn Chánh Trạch 2 không đủ tiêu chí để xét công nhận làng nghề truyền thống. Bởi vậy, việc chuyển hướng sang làm du lịch trải nghiệm làng nghề là một cách hay, hiệu quả, góp phần để người dân gắn bó lâu dài với nghề, có thêm thu nhập.

Theo Trương Định (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

null