Bình Định: Bí đao khổng lồ được người dân chuyển vào TP.HCM với lời nhắn đặc biệt viết lên quả bí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người dân thôn Chánh Trạch đã quyên góp nhiều tấn hàng là sản vật quê mình gửi tặng TP.HCM, trong đó có hàng chục trái bí đao khổng lồ khắc thêm những lời động viên, chia sẻ.

Lãnh đạo UBND xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ, tirh Bình Định) cho biết, nghe thông tin TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã kêu gọi các tổ chức, cá nhân, đơn vị, các nhà hảo tâm cùng chung tay, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân TP.HCM khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong đó có những quả bí đao khổng lồ.

Những quả bí đao khổng lồ nặng 40 - 60 kg/trái, sản phẩm đặc trưng của xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) được nông dân gửi vào TP.HCM, ủng hộ người dân nơi đây với mong muốn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19.


 

Bí đao khổng lồ ở làng Chánh Trạch, xã Mỹ Thọ. Ảnh: TB.
Bí đao khổng lồ ở làng Chánh Trạch, xã Mỹ Thọ. Ảnh: TB


Theo bà Phạm Thị Hân (ngụ thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ), mùa thu hoạch bí đao năm nay bắt đầu từ 1 tháng trước nên giờ này không còn nhiều.

Khi nghe tin vùng dịch gặp khó khăn, gia đình bà hái 2 trái còn lại trong vườn để gửi tặng bà con TP.HCM.

"Món quà giá trị không đáng là bao nhưng là tấm lòng chúng tôi gửi đến bà con vùng dịch", bà Hân nói.

 Trước khi gửi quà đến TP.HCM, thanh niên Xã đoàn Mỹ Thọ cẩn thận khắc lên từng trái bí những lời động viên, chia sẻ với bà con vùng dịch như: "Việt Nam chiến thắng", "Miền Nam cố lên"…


 

Bí đao khổng lồ được gửi vào TP.HCM với thông điệp đặc biệt. Ảnh: TB.
Bí đao khổng lồ được gửi vào TP.HCM với thông điệp đặc biệt. Ảnh: TB


Anh Nguyễn Tuyên Hoàng - Phó Bí thư Xã đoàn Mỹ Thọ cho biết, Xã đoàn đã kêu gọi người dân quyên góp, qua đó có hàng trăm người góp nhiều mặt hàng nông - thủy sản, phần lớn là tự tay trồng hoặc sản xuất như: gạo, nước mắm, cá khô... và những trái bí đao khổng lồ sót lại trong vườn.

Đến kỳ thu hoạch, bí đao ở làng Chánh Trạch thường nặng 40-60 kg/trái, hình trụ, vỏ xanh đậm, ruột trắng, khi nấu chín rất thơm ngon. Sau Tết nguyên đán, dây bí bắt đầu ra hoa, kết trái.

Thời điểm này, người trồng lựa những trái đẹp giữ lại, mỗi dây chỉ một trái. Khi trái bí bắt đầu được vài ký thì cột dây để giữ trái không rớt khỏi giàn. Đây cũng là thời điểm trái bí tăng trưởng nhanh nhất, mỗi ngày có thể nặng thêm gần 1 kg nếu được chăm sóc tốt. Tháng 5 âm lịch thì bắt đầu thu hoạch.

 

 Vòng tay 1 người không thể ôm trọn được quả bí đao khổng lồ. Ảnh: TB.
Vòng tay 1 người không thể ôm trọn được quả bí đao khổng lồ. Ảnh: TB.


"Đây là nghề gia truyền của cả làng. Khi còn nhỏ, tôi đã thấy ông nội trồng loại bí này rồi. Thời đó, cả làng đều trồng, người nhiều thì vài chục dây, người ít cũng trồng vài dây để ăn. Trái bí đao to nhất từ trước đến nay nặng khoảng 80 kg" - ông Lê Bá Biên (ngụ thôn Chánh Trạch 2, xã Mỹ Thọ) nói.

Bí đao Chánh Trạch có thể để cả năm không hư hỏng. Vì vậy, đến kỳ thu hoạch, người dân thường giữ trong nhà một lượng bí để bán cho các cơ sở hoặc hộ gia đình sản xuất mứt bí trong dịp Tết Nguyên đán năm sau với giá từ 5.000-7.000 đồng/kg.

 

Gửi quà vào miền Nam với mong muốn Sài Gòn cố lên. Ảnh: TB
Gửi quà vào miền Nam với mong muốn Sài Gòn cố lên. Ảnh: TB


Ngoài dùng trái nấu ăn, phơi khô để làm trà giải nhiệt hay làm mứt, người dân Chánh Trạch còn thu hoạch nước từ dây bí.

"Một dây bí có thể cho 3 lít nước. Vì nước dây bí có tác dụng giải rượu và giảm sốt rất tốt nên chúng tôi thường giữ lại để dùng trong gia đình chứ ít khi bán" - ông Nguyễn Bảy (64 tuổi, ngụ thôn Chánh Trạch 1) cho biết.

Lãnh đạo UBND xã Mỹ Thọ khẳng định, địa phương có khoảng 50 hộ dân trồng bí đao khổng lồ. Sau khi đến tham quan, nhiều du khách đã mang hạt bí giống ở Chánh Trạch về địa phương mình trồng nhưng chưa có nơi nào thu hoạch được trái bí trên 20 kg. Trong khi đó, giống bí đao từ vùng khác mang về Chánh Trạch trồng, cho ra trái cũng bình thường.

 

Chuyển bí đao vào Nam với quyết tâm chống dịch.
Chuyển bí đao vào Nam với quyết tâm chống dịch. Ảnh: TB


Bí đao khổng lồ chỉ Chánh Trạch mới có, đó là nhờ nguồn đất có mạch nước ngầm đặc biệt, giúp gốc bí luôn có độ ẩm tự nhiên để trái bí to kỳ lạ.

Sản vật bí đao Chánh Trạch khá nổi tiếng vì thời gian qua nhiều nơi đã chọn trưng bày ở các dịp lễ hội phục vụ khách tham quan.



https://danviet.vn/binh-dinh-bi-dao-khong-lo-duoc-nguoi-dan-chuyen-vao-tphcm-voi-loi-nhan-dac-biet-viet-len-qua-bi-20210804094328492.htm

Theo Thăng Bình (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.