Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Người chế biến ra món xôi nếp ngũ sắc là chị Lù Thị Hạnh, quê ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; hiện sinh sống tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là món ăn gia truyền của người Thái. Hiện gia đình chị chuyên cung cấp một số món đặc trưng vùng cao Tây Bắc như: xôi nếp nương, rượu nếp, cá nướng hạt mắc khén, thịt trâu gác bếp.

Về cách làm món xôi nếp nương, chị Hạnh cho biết: Nguyên liệu chính là nếp được trồng tại Mộc Châu. Đây là loại nếp có vị ngọt tự nhiên, mềm dẻo và thơm khi nấu chín. Món xôi nếp nương được làm khá công phu. Đầu tiên sẽ đem nếp ngâm ngập trong nước lạnh từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi mang đi hấp.

Chị Lù Thị Hạnh gói xôi nếp ngũ sắc cho khách. Ảnh: V.T.T

Chị Lù Thị Hạnh gói xôi nếp ngũ sắc cho khách. Ảnh: V.T.T

Xôi ngon là vì hấp trong chiếc chõ do người Thái thiết kế chỉ để dành cho việc nấu xôi. Chõ được làm bằng gỗ, khoét rỗng bên trong, phần đáy phía trong có 2 thanh tre chéo nhau để đặt 1 vỉ đan hình mắt cáo bằng tre.

Đối với người Thái, bộ chõ nấu xôi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Theo chị Hạnh, để xôi chín đều mà không bị nhão thì tiến hành hấp 2 lần. Đầu tiên, khi xôi vừa chín tới, tỏa hương thơm thì cho ra rổ, trải đều để cho nguội bớt.

Sau đó cho vào chõ hấp tiếp lần 2 đến khi xôi chín đều, thoang thoảng hương nếp, nở căng, bóng mẩy là được. Từng vắt xôi dẻo thơm quyện dính vào nhau nhưng không nát, cầm vào không dính vào tay.

Ngoài xôi có màu trắng tự nhiên, chị Hạnh pha trộn thêm nhiều màu sắc nhằm tạo ra món xôi ngũ sắc vừa đẹp mắt lại thơm ngon. Nguyên liệu là các loại lá, quả như lá cẩm, lá dứa, củ nghệ, quả gấc. Mâm xôi nếp nương ngũ sắc với 5 màu đặc trưng bắt mắt khi bày bán luôn được thực khách khen ngợi.

Cũng theo chị Hạnh, xôi nếp nóng hổi, dẻo ngọt ăn kèm với chẩm chéo, muối vừng đều ngon, kết hợp cùng thịt trâu gác bếp hoặc cá nướng sẽ tăng thêm vị đậm đà.

Có thể bạn quan tâm

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.