25 gian hàng tham gia Ngày hội Ẩm thực “Món ăn vùng miền”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tối 31-8, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc ngày hội ẩm thực với chủ đề “Món ăn vùng miền” tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Hoạt động nhằm quảng bá sự đa dạng, đặc sắc của ẩm thực Gia Lai nói riêng và ẩm thực các vùng miền nói chung, đồng thời tạo không gian vui chơi, trải nghiệm ẩm thực cho người dân và du khách trong dịp nghỉ lễ 2-9.

Một gian hàng ẩm thực truyền thống tại ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Một gian hàng ẩm thực truyền thống tại ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có 25 gian hàng tham gia ngày hội với các món ăn mang đậm phong vị vùng miền. Bên cạnh ẩm thực truyền thống Jrai, Bahnar còn các món bánh dân gian, đặc sản các địa phương, các món ăn đường phố, món Thái… Ngoài ra, không gian ngày hội còn có quầy hàng giới thiệu một số sản phẩm OCOP tiêu biểu.

Người dân và du khách đến trải nghiệm "Món ăn vùng miền" trong đêm khai mạc được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc do các ca sĩ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc nhạc tổng hợp Đam San biểu diễn.

Chương trình được dàn dựng gồm 2 phần: Phần 1 gồm các ca khúc hiện đại, vũ điệu bắt mắt khuấy động không gian; phần 2 gồm các tiết mục dân gian nồng nàn, sâu lắng.

Trao chứng nhận cho các chủ gian hàng ẩm thực tham gia ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trao chứng nhận cho các chủ gian hàng ẩm thực tham gia ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dịp này, Ban tổ chức trao chứng nhận cho các chủ gian hàng ẩm thực tham gia ngày hội, ghi nhận sự đóng của cá nhân, doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, ẩm thực của tỉnh, qua đó quảng bá hình ảnh du lịch Gia Lai.

Ngày hội sẽ phục vụ đến hết ngày 3-9.

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.