11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
Lần đầu tiên gian hàng bánh xèo miền Tây xuất hiện tại Ngày hội ẩm thực Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Lần đầu tiên gian hàng bánh xèo miền Tây xuất hiện tại Ngày hội ẩm thực Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội ẩm thực Gia Lai năm nay có sự tham gia của 11 tỉnh, thành phố với 27 gian hàng, có nhiều đổi mới để mang đến trải nghiệm chất lượng hơn cho thực khách.

Các gian hàng được bài trí bắt mắt với nhiều đặc sản mang dấu ấn văn hóa các vùng, miền như: cơm lam, gà nướng của người Jrai, Bahnar tỉnh Gia Lai, gỏi lá Kon Tum, bún nước lèo Sóc Trăng, các loại bánh dân gian Nam Bộ, bánh xèo miền Tây, bánh ít lá gai Bình Định, xôi ngũ sắc, đặc sản thịt trâu, bò gác bếp Tây Bắc và nhiều món ăn đường phố khác.

Ngoài ra, Ngày hội còn có các sản phẩm OCOP, sản vật tiêu biểu của các tỉnh như: Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, một số tỉnh phía Bắc và miền Tây-Nam Bộ; gian trưng bày thông tin, quảng bá du lịch Gia Lai và giới thiệu những sản phẩm lưu niệm truyền thống; trưng bày ảnh giới thiệu các thắng cảnh và di sản văn hóa Gia Lai.

Các món ăn truyền thống của người Bahnar, Jrai (tỉnh Gia Lai) luôn là "linh hồn" Ngày hội ẩm thực. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các món ăn truyền thống của người Bahnar, Jrai (tỉnh Gia Lai) luôn là "linh hồn" Ngày hội ẩm thực. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vào các buổi tối diễn ra Ngày hội, có các tiết mục văn nghệ đặc sắc do ca sĩ, diễn viên Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San biểu diễn phục vụ miễn phí người dân và du khách tham quan, thưởng thức ẩm thực. Trong ngày khai mạc, rất đông thực khách đã đến trải nghiệm ẩm thực các vùng miền.

Ngày hội diễn ra đến hết ngày 7-7.

Một số món ăn vùng miền hấp dẫn tại Ngày hội ẩm thực Gia Lai:

Nhiều gia đình đến thưởng thức ẩm thức trong ngày đầu khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhiều gia đình đến thưởng thức ẩm thức trong ngày đầu khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Du khách thưởng thức đặc sản Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Du khách thưởng thức đặc sản Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Xôi ngũ sắc trong gian hàng ẩm thực tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoàng Ngọc

Xôi ngũ sắc trong gian hàng ẩm thực tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đặc sản Tây Bắc được chế biến và phục vụ tại chỗ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đặc sản Tây Bắc được chế biến và phục vụ tại chỗ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bánh dân gian Nam Bộ với màu sắc bắt mắt được rất nhiều thực khách ghé thăm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bánh dân gian Nam Bộ với màu sắc bắt mắt được rất nhiều thực khách ghé thăm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nguyên liệu làm món bánh xèo đều được đưa đến từ miền Tây, trong đó có bông điên điển, mang đến hương vị đặc trưng cho món ăn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nguyên liệu làm món bánh xèo đều được đưa đến từ miền Tây, trong đó có bông điên điển, mang đến hương vị đặc trưng cho món ăn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhiều thực khách chọn gỏi lá Kon Tum-món ăn nổi tiếng thành phố Bắc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhiều thực khách chọn gỏi lá Kon Tum-món ăn nổi tiếng thành phố Bắc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ẩm thực mang hương vị rừng núi cao nguyên. Ảnh Hoàng Ngọc

Ẩm thực mang hương vị rừng núi cao nguyên. Ảnh Hoàng Ngọc

Gian hàng ốc có sức quyến rũ riêng của ẩm thực biển. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gian hàng ốc có sức quyến rũ riêng của ẩm thực biển. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội có thêm gian hàng tò he và quà lưu niệm, thu hút đông trẻ em. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội có thêm gian hàng tò he và quà lưu niệm, thu hút đông trẻ em. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.