Độc đáo chợ chiều Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chợ chiều trên phố núi Pleiku được hình thành khi những người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng ven thành phố tập trung thành một nhóm người để bán các sản phẩm "cây nhà lá vườn". Ban đầu, chợ được hình thành dọc vỉa hè tại các trục đường chính ở vùng ven với lác đác một số người lui tới mua bán. Sau này, khi người mua, kẻ bán đông dần, chợ được di dời vào các trục đường nhánh để đảm bảo an toàn giao thông.

Có thể kể đến là chợ Pleiku Roh (đoạn gần số 81 Lê Thị Hồng Gấm, phường Yên Đỗ), chợ làng Nhao (thuộc làng Nhao 1, xã Ia Kênh), chợ làng Chuét (626 Lê Duẫn, thuộc làng Chuét 2, phường Thắng Lợi), chợ "Đồng" (04 Nguyễn Hữu Thọ, làng Ngó, phường Trà Bá)...

Gọi là chợ chiều vì hoạt động mua bán chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ vào buổi chiều, trong đó, khung giờ hoạt động nhộn nhịp nhất là từ 15 giờ đến khoảng 17 giờ 30. Tại đây, hàng hóa cũng ít được bày bán theo sạp kiên cố mà được sắp xếp thành từng dãy có lối đi thông thoáng để tạo thuận lợi cho khách hàng mua sắm.

Điều tạo nên nét độc đáo ở những ngôi chợ chiều trên phố núi Pleiku là vẫn mang đậm chất chợ quê bởi những mặt hàng bày bán ở đây đa phần là những thứ dân dã do người dân làm ra hoặc săn bắt, thu hái được trên nương rẫy. Phổ biến là các loại: ốc, cá, tôm, gạo, bắp, măng, cà pháo, ớt, rau xanh...

Ngay sau khi thu, hái, người bán mang luôn ra chợ để đảm bảo thực phẩm đến tay người tiêu dùng được tươi mới. Không khí mua bán tại đây cũng nhẹ nhàng, ít có sự kỳ kèo trả giá.

Đã trở thành nét sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, cứ chiều đến, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần khu vực chợ sẽ thu hái nông sản cùng nhau mang ra chợ bán với giá "lấy công làm lãi".

Không chỉ góp phần mang lại thu nhập, cải thiện cuộc sống, chợ chiều đã trở thành mảnh ghép mang đậm hơi thở và bản sắc đời sống người dân tại TP. Pleiku. Đây chính là lý do những ai đã một lần đến chợ luôn quay trở lại để được mua những thức ăn tươi, ngon và như để hòa mình vào nếp sống văn hóa đặc trưng này.

de-ema-nduy-01.png

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.