Đình chỉ, cắt hợp đồng phóng viên tác nghiệp bằng xe biển giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai phóng viên Tạp chí Việt Nam hội nhập đi xe biển giả để tác nghiệp bị đình chỉ công tác, chấm dứt hợp đồng.

 

 Chiếc xe mang biển số giả tại cơ quan công an.
Chiếc xe mang biển số giả tại cơ quan công an.


Liên quan đến vụ việc tổ CSGT - Công an thị xã An Khê (Gia Lai) phát hiện một xe ô tô mang biển số giả lưu thông trên đường, trong đó, có 2 người là phóng viên của Tạp chí Việt Nam hội nhập giải thích việc dùng biển số giả là để... ngụy trang trong quá trình tác nghiệp, sáng nay (8/8), Nhà báo Đoàn Mạnh Phương, Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã chính thức lên tiếng về vụ việc này.

Ông Phương cho biết, 2 phóng viên trong vụ việc trên là ông Lê Hùng (SN 1958, trú phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) và ông Kế Dũng (SN 1986).

Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập cũng khẳng định, Tòa soạn tạp chí đã xác định rõ, các phóng viên phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Tạp chí; luôn đồng hành với địa phương và doanh nghiệp trong sự nghiệp chung phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã thực hiện đúng như vậy.

Ông Lê Hùng và ông Kế Dũng được giao nhiệm vụ là phóng viên theo dõi khu vực miền Trung và Tây Nguyên với các mảng đề tài: bảo vệ môi trường; phát triển giao thông và xây dựng nông thôn mới.

"Hai phóng viên này đã có một số bài viết đăng trên tạp chí phù hợp với định hướng của tòa soạn. Tuy nhiên, để xảy ra sự việc như vừa qua, ông Hùng và ông Dũng (mặc dù là lần đầu sai phạm) đã tự ý thực hiện việc tác nghiệp không đúng với mục đích tôn chỉ của Tòa soạn, không báo cáo lãnh đạo và tự ý thực hiện các công việc không liên quan tới nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, ông Hùng đã phát ngôn với cơ quan chức năng là phải ngụy trang đi tác nghiệp bằng việc dùng biển số xe giả. Đây là dụng ý cá nhân, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của người làm báo…

Lẽ ra trong quá trình công tác, tác nghiệp phải tận dụng sự phối hợp giúp đỡ của các lực lượng ban ngành tại địa phương thì ông Hùng và ông Dũng lại chọn cho mình một hình thức vi phạm pháp luật với lời giải thích không thể chấp nhận được là ngụy trang bằng biển số xe giả", Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập nêu quan điểm và cho rằng, các ông Lê Hùng và Kế Dũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm có liên quan.

Về hướng xử lý, ông Phương cho biết, sau khi nghiêm túc xem xét sự việc và kiểm điểm sai phạm của hai phóng viên, Hội đồng Kỷ luật của Tòa soạn và Lãnh đạo Tạp chí đã quyết định thi hành kỷ luật phóng viên Lê Hùng bằng hình thức đình chỉ công tác. Thời gian đình chỉ bắt đầu từ hôm nay (8/8). Cùng với đó là chấm dứt hợp đồng lao động với ông Kế Dũng kể từ ngày 8/8.

Trước đó, 13 giờ ngày 4-8, tổ CSGT - Công an thị xã An Khê trong lúc làm nhiệm vụ tại Km11+500 (tỉnh lộ 669, thị xã An Khê) đã phát hiện xe ô tô BKS 51C-756.55 do tài xế Phạm Hồng Hải (SN 1980, trú xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) điều khiển có nhiều sai phạm. Cụ thể, xe không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, không có giấy đăng ký xe mà chỉ có 1 bản photocopy giấy đăng ký xe đã hết hạn từ ngày 20/6/2017. Đáng chú ý, xe không gắn biển kiểm soát đúng với giấy đăng ký xe. Tài xế Hải thừa nhận, đây là biển số xe giả, biển số thực sự của xe là 37C-095.86 đang được Hải cất giấu trên xe.

Đặc biệt, cùng đi với Hải trên xe lúc này có 2 người đàn ông tự giới thiệu là phóng viên công tác tại Tạp chí Việt Nam hội nhập (thuộc Viện Chính sách pháp luật và quản lý - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Một trong hai người đàn ông là phóng viên cho biết xe ô tô trên là do ông thuê để về huyện K'Bang tìm hiểu viết tin, bài về đề tài phá rừng và tình trạng đường giao thông xuống cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Việc dùng biển kiểm soát xe ô tô giả được giải thích là để “ngụy trang”, thuận lợi trong quá trình tác nghiệp, tránh bị lộ và bị trả thù.

Lực lượng Cảnh sát Giao thông - Công an thị xã An Khê sau đó đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ xe ô tô vi phạm để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoài Thu (baogiaothong)

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).