Điều gì xảy ra khi bạn ăn quá nhiều đường?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bạn có thèm ngọt hoặc uống nước ngọt hằng ngày không? Nếu bạn biết được những tác hại này khi cơ thể ăn quá nhiều đường, bạn nên suy nghĩ lại.

 

 Thỉnh thoảng ăn ngọt một lần thì không sao. Nhưng nếu thường xuyên ăn ngọt hằng ngày sẽ tác hại xấu đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Shutterstock
Thỉnh thoảng ăn ngọt một lần thì không sao. Nhưng nếu thường xuyên ăn ngọt hằng ngày sẽ tác hại xấu đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Shutterstock




Có thể bạn sẽ giật mình và thay đổi nếu biết đường thực sự gây ra điều gì cho cơ thể, theo Live Science.

Quá nhiều đường có thể rút ngắn tuổi thọ

Cần phân biệt rõ: Thỉnh thoảng ăn ngọt một lần thì không sao. Nhưng nếu thường xuyên ăn ngọt hằng ngày sẽ tác hại xấu đến sức khỏe.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Mỹ cho thấy uống 500 ml nước ngọt mỗi ngày sẽ dẫn đến lão hóa tế bào tương đương 4 năm rưỡi, bằng với hút thuốc lá và sự lão hóa tế bào này trước hết dẫn đến rút ngắn tuổi thọ, theo The Healthy.

Đường có thể làm tăng vọt mức insulin

Một trong những tác dụng tức thời của đường đối với cơ thể là giải phóng nhiều insulin, điều chỉnh lượng đường trong máu.

Phó giáo sư Vasanti Malik, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Harvard (Mỹ), cho biết các loại đường trong nước ngọt được hấp thụ rất nhanh, dẫn đến sự tăng vọt đường huyết và insulin. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin - khi đó cơ thể cần ngày càng nhiều insulin mới có hiệu quả, và ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất. Đường tự nhiên, như trong trái cây, không tác hại bằng đường trong nước ngọt vì được kết hợp với chất xơ, giúp hấp thụ chậm, theo The Healthy.

Đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một người, nếu có lượng đường trong máu cao, có thể đã đang trên đường tiến triển đến bệnh tiểu đường loại 2, tiến sĩ Ed Saltzman (Đại học Tufts, Mỹ), cho biết. Việc kháng insulin đòi hỏi tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Theo thời gian, tuyến tụy có thể trở nên quá tải do việc sản xuất insulin quá mức này và không còn khả năng tiết đủ insulin. Khi đó, sẽ phát bệnh tiểu đường loại 2, theo The Healthy.

Đường có thể tác hại đến não

Một lý do khác để hạn chế ăn đường là ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng nước ngọt và đường có hại cho não. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, đã kết luận rằng chế độ ăn nhiều đường và nhiều chất béo làm suy yếu một loạt các chức năng bộ nhớ, bao gồm cả bộ nhớ ngắn hạn.

Đường có thể làm nhiễu tín hiệu của não

Việc tiêu thụ đường có thể dẫn đến cảm giác thèm ngọt, tăng “đô” ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ sớm biến mất nếu ngừng ăn ngọt.

Các loại đồ ngọt, đậm đặc năng lượng có thể dẫn đến việc tăng cường tiêu thụ đồ ngọt trong một phần của bộ não được gọi là hệ thống limbic, tiến sĩ Saltzman nói. Đồ ngọt có thể kích thích trung tâm khoái cảm của não, tương tự như chất gây nghiện.

Gan bị quá tải, dẫn đến bệnh gan

Gan xử lý đường giống như cách xử lý rượu (cả hai đang dần giết chết bạn). Phó giáo sư Malik cho biết fructose trong đường tinh luyện chỉ có thể được chuyển hóa ở gan. Do đó, tiêu thụ nhiều đường sẽ khiến cho gan bị quá tải và cuối cùng có thể dẫn đến việc tạo ra nhiều mỡ trong gan, gây ra bệnh gan.

Đường có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim

Tiến sĩ Saltzman cho biết, lượng đường cao dẫn đến sự gia tăng một loại mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đường cũng có thể làm giảm mức cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ chống lại các vấn đề về tim.

Hơn nữa, tình trạng kháng insulin có thể gây tăng huyết áp.

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu ngay lập tức trong nhiều giờ

Tiêu thụ quá nhiều đường dẫn đến số lượng tế bào bạch cầu thấp hơn trong 5 giờ và tăng tính nhạy cảm với bệnh, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ. Đường làm cho các tế bào bạch cầu giảm khoảng 40% hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, theo Health Science.

Đường có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm

Ăn quá nhiều đường có thể làm bệnh nhân trầm cảm càng nặng hơn. Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đồ ngọt có thể làm tâm trạng xấu đi, tăng sự khó chịu, kích động, ngủ không ngon và tăng viêm nhiễm trong cơ thể.

Đường gây tăng cân

Cơ thể chỉ cần một ít đường để lấy năng lượng, nhưng phần đường còn lại sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Từ đó, đường làm tăng cân và tích tụ mỡ bụng, theo The Healthy.

Theo Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.