Điện năng lượng mặt trời không bán được, cũng không sử dụng được

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều hộ dân ở Đà Nẵng rơi vào tình cảnh "tiền mất, tật mang" khi đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái nhưng không những không bán được (theo Chỉ thị tạm ngưng mua điện của ngành Điện lực), mà sử dụng cũng không được.

Nhiều hộ dân ở Đà Nẵng đầu tư điện mặt trời mái nhà nhưng không dùng được. Ảnh: Ngọc Thạch
Nhiều hộ dân ở Đà Nẵng đầu tư điện mặt trời mái nhà nhưng không dùng được. Ảnh: Ngọc Thạch


Dùng điện mặt trời, điện lưới nhảy chữ

Theo phản ánh của nhiều hộ dân dùng điện mặt trời mái nhà tai Đà Nẵng (tự hoà bằng côngtơ một chiều), có tình trạng khi sử dụng thì điện mặt trời nhảy bao nhiêu chữ, thì điện lưới tăng bấy nhiêu chữ trên đồng hồ.

Điều này có nghĩa là điện mặt trời, họ không những không bán được mà cũng không dùng được. Vì có dùng cũng phải trả tiền điện lưới.

Lý giải điều này, ông Trần Nguyễn Bảo An, Phó Giám đốc Điện lực Đà Nẵng cho biết: Tình trạng này xảy ra đối với những khách hàng không thông báo với Điện lực nhưng tự lắp điện năng lượng mặt trời, đấu nối hoà vào lưới Điện lực bằng công tơ một chiều.

Điều này dẫn đến, khi công suất điện mặt trời sinh ra lớn hơn công suất tiêu thụ của khách hàng thì sẽ có điện phát ngược lên lưới Điện lực, có khả năng gây quá tải lưới điện trong khu vực và mất an toàn vận hành lưới điện; đồng thời làm cho côngtơ điện ghi nhận sản lượng điện phát ngược theo chiều xuôi, do côngtơ đo đếm điện hiện hữu của khách hàng là loại côngtơ một chiều xuôi.

 

 Nhiều hộ dân ở Đà Nẵng có điện mặt trời nhưng không dùng được. Ảnh: Ngọc Thạch
Nhiều hộ dân ở Đà Nẵng có điện mặt trời nhưng không dùng được. Ảnh: Ngọc Thạch


"Công ty Điện lực Đà Nẵng khuyến nghị khách hàng sử dụng điện không tự ý lắp đặt điện mặt trời nối lưới cho đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương và EVN, cơ sở để đơn vị Điện lực lắp đặt công tơ 2 chiều, ghi nhận sản lượng điện phát ngược lên lưới điện", ông An khuyến nghị.

Cũng theo ông An, trường hợp khách hàng vẫn có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời để sử dụng trong giai đoạn hiện nay, khách hàng vui lòng liên hệ Điện lực khu vực để được tư vấn lắp đặt công suất phù hợp, tránh gây quá tải lưới điện khu vực, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Điện mặt trời không hòa được với điện lưới quốc gia

Theo Tổng Công ty Điện lực miền Trung, từ năm 2019, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ khách hàng, cộng thêm cơ chế khuyến khích điện mặt trời của Chính phủ tại QĐ 11/2017/QĐ-TTg và Thông tư 05/2019/TT-BCT.

Giá mua điện mặt trời ưu đãi đối với dự án điện mắt trời mái nhà là 9,35 US cent/kWh trong vòng 20 năm (2.134 đồng/kWh trong năm 2019) nên Tổng Công ty đã vận động được 3.936 khách hàng lắp đặt với tổng công suất 94,44 MWp, vượt 96,7% chỉ tiêu EVN giao, sản lượng điện mặt trời mái nhà đạt 38 triệu kWh.

Đến ngày 6.4.2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 13/2000/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.Theo đó, giá điện mặt trời mái nhà theo Quyết định 13 là 8,38 UScent/kWh.

 

Toàn miền Trung có hơn 5.000 khách hàng của Điện lực lắp điện mặt trời. Ảnh: Ngọc Thạch
Toàn miền Trung có hơn 5.000 khách hàng của Điện lực lắp điện mặt trời. Ảnh: Ngọc Thạch


Cũng theo Tổng Công ty Điện lực miền Trung, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến thời điểm này, trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên có 25.029 khách hàng đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Tuy vậy, thời điểm này tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, có rất nhiều người dân đầu tư điện mặt trời lại không hoà được với điện lưới quốc gia.

Nguyên nhân, theo ông Trần Nguyễn Bảo An: Khoản 1 Điều 5 và Khoản 4 Điều 8 của Quyết định 13 quy định giá mua bán áp dụng cho các hệ thống điện mặt trời được đưa vào vận hành từ 1.7.2019 đến 31.12.2020. Nghĩa là từ 31.12.2020 trở về trước, tất cả khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà đều được Điện lực tiếp nhận yêu cầu, lắp đặt công tơ 2 chiều (thay thế công tơ 1 chiều), ghi nhận sản lượng điện phát ngược lên lưới điện và thanh toán tiền mua điện mặt trời theo đúng quy định.

Với những hộ dân đầu tư từ ngày 1.1.2021 đến nay, do vẫn chưa có hướng dẫn của cơ quan chức năng nên Điện lực chưa thể lắp đặt công tơ hai chiều để ghi nhận sản lượng điện cũng như thanh toán tiền.

"Trước mắt, theo hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự phục vụ nhu cầu của mình thì phải thông báo với Công ty Điện lực địa phương để được tư vấn lắp đặt công suất phù hợp, tránh gây quá tải lưới điện khu vực...", ông An nói.

 

https://laodong.vn/xa-hoi/dien-nang-luong-mat-troi-khong-ban-duoc-cung-khong-su-dung-duoc-918686.ldo

Theo Tường Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Toyota Avanza Premio sở hữu diện mạo mạnh mẽ và năng động

Toyota Avanza Premio 2022: Xe cho người tiết kiệm, giá trên 617 triệu đồng

(GLO)- Toyota Avanza Premio là mẫu MPV nhập khẩu từ Indonesia, được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm DNGA của Daihatsu, mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế ngoại và nội thất. Xe sở hữu hai tùy chọn cấu hình là số sàn MT giá hơn 617 triệu đồng và CVT giá trên 617 triệu đồng.

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

(GLO)- Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2024 (VMS 2024) ở TP. Hồ Chí Minh, GAC giới thiệu mẫu MPV GAC M6 Pro với hai phiên bản GL và GS. Đây là dòng MPV nhập khẩu từ Trung Quốc với thiết kế vuông vức và tiện ích hiện đại, hứa hẹn là một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc MPV có giá dưới 1 tỷ đồng.

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.