Điểm tựa nơi biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chương trình “Điểm tựa của bản làng” do Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức tại Hà Nội cuối năm 2018 đã tôn vinh hơn 160 già làng, trưởng thôn, người có uy tín tiêu biểu... trên toàn quốc. Riêng tỉnh Gia Lai có 5 già làng được tôn vinh, trong đó có 2 già làng trên khu vực biên giới: ông Rơ Châm Trôm (làng Bua, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, Gia Lai) và ông Rơ Châm Chích (làng Beng, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, Gia Lai).
Ngay khi từ thủ đô Hà Nội trở về, ông Trôm và ông Chích đã nhanh chóng gặp gỡ người dân trong làng, vừa để phổ biến những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, vừa để kể cho bà con về những điều mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi. Hai ông cũng không quên động viên bà con tích cực phát triển kinh tế, giữ gìn đoàn kết nội bộ, đảm bảo an ninh trật tự thôn làng, chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc...
Đã vài lần ra thủ đô Hà Nội, song với ông Trôm và ông Chích, chuyến đi lần này có ý nghĩa rất khác, là niềm vinh dự, tự hào. Trong chuyến đi ấy, 2 ông đã có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm với hơn 100 già làng, người có uy tín tiêu biểu trên cả nước; được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công với Người... “Tôi đã hứa với Bác, khi còn sức khỏe sẽ cố gắng để làm tốt công việc, xứng đáng với sự tin tưởng của dân làng”-ông Trôm bộc bạch.
 Ông Rơ Châm Chích (thứ 2 từ phải sang) tuyên truyền, vận động nhân dân. Ảnh: A.H
Ông Rơ Châm Chích (thứ 2 từ phải sang) tuyên truyền, vận động nhân dân. Ảnh: A.H
Luôn giải quyết mọi thắc mắc, mâu thuẫn của người dân một cách thấu tình đạt lý nên hơn 20 năm qua, ông Rơ Châm Trôm được người dân làng Bua tin tưởng giao trọng trách già làng. Và cũng ngần ấy thời gian, ông luôn đồng hành cùng bộ đội Biên phòng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Ở tuổi 77, ngày ngày, ông Trôm vẫn chủ động đến từng nhà gặp gỡ để tuyên truyền, nhắc nhở người dân nghiêm túc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phá rừng làm rẫy; không để kẻ xấu lợi dụng mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật... Nhờ đó mà bao năm qua, người dân làng Bua luôn yên tâm lao động sản xuất và tích cực tham gia cùng bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Trước khi trở thành già làng của làng Beng, ông Rơ Châm Chích đã giữ nhiều chức vụ tại địa phương như: Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Chính vì vậy, ông hiểu rất rõ những mong muốn của người dân. “Tôi luôn động viên bà con tích cực lao động sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, hiệu quả để ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Gia đình nào có con lớn, phải động viên đăng ký vào làm công nhân của các công ty để có thu nhập ổn định”-ông Chích chia sẻ. Năm 2018, ông Chích cùng với các cơ quan, ban ngành và bộ đội Biên phòng đã vận động được 139 người dân trong làng vào làm công nhân cao su của các Công ty: 74, 75 (Binh đoàn 15), góp phần từng bước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Mặt khác, nhiều năm qua, ông còn thường xuyên phối hợp với cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ, nắm vững về Luật Biên giới quốc gia, ý nghĩa của việc phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam-Campuchia, Nghị định số 34/CP/2014 về quy chế khu vực biên giới đất liền, từ đó chung sức tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc. Không chỉ là già làng uy tín, ông Chích còn là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế với thu nhập bình quân mỗi năm gần 400 triệu đồng từ 6 sào lúa nước, hơn 800 cây cà phê, 1,5 ha cao su và 8 ha điều. Đặc biệt, năm 2018, ông đã tự nguyện hiến 375 m2 đất để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
Với những đóng góp tích cực từ các vị già làng, nhận thức của người dân đã có những thay đổi rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại 2 làng luôn ổn định. Đến nay, 100% số hộ dân của 2 làng đều tự nguyện ký cam kết thực hiện các nội dung Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.