“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Việc quy hoạch, sắp xếp, bố trí và ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là “điểm tựa” giúp hàng ngàn hộ dân trong tỉnh Gia Lai an cư lạc nghiệp.

Thoát khỏi cảnh sống trong thấp thỏm, lo âu với nhiều mối đe dọa ngập lụt, sạt lở, người dân tại khu tái định cư buôn Jứ (xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) dần an cư lạc nghiệp sau khi dọn về nơi ở mới. Anh Nay Linh cho hay: “Trước đây, nhà cũ chật hẹp, thường xuyên bị ngập lụt. Được Nhà nước tạo điều kiện cấp cho mỗi hộ gần 400 m2 đất, gia đình tôi xây dựng căn nhà sàn kiên cố để ở. Từ nay, bà con không còn lo lắng cảnh ngập lụt nữa, yên tâm làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Điện, đường, trường lớp cũng xây dựng đầy đủ, các cháu đi học gần nhà, thuận tiện hơn so với trước đây”.

Gia đình anh Nay Linh (buôn Jứ, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) ổn định cuộc sống tại khu tái định cư, yên tâm phát triển sản xuất. Ảnh: Minh Phương

Gia đình anh Nay Linh (buôn Jứ, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) ổn định cuộc sống tại khu tái định cư, yên tâm phát triển sản xuất. Ảnh: Minh Phương

Ông Đặng Xuân Cường-Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-cho biết: Chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện tiến hành làm việc với những hộ dân có đất nằm trong khu quy hoạch để triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Pờ Tó. Làng Ksom đa số là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời nhưng không còn quỹ đất để làm nhà ở. Trước thực trạng đó, xã đề xuất phương án giãn dân để bà con có nơi ở rộng rãi hơn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 44 tỷ đồng gồm các hạng mục: đầu tư cơ sở hạ tầng trên phạm vi được huyện bố trí khoảng 15 ha nhằm di dời, sắp xếp nơi ở cho 160 hộ dân.

Trong khi đó, hơn 60 hộ dân sống ở các sườn dốc, ven chân núi và những hộ dân khó khăn về đất ở tại buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) rất phấn khởi khi địa phương đang hoàn thiện thủ tục triển khai Dự án sắp xếp, bố trí ổn định các hộ DTTS du canh, du cư buôn Ma Giai. Ông Hồ Văn Thảo-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa-thông tin: Dự án có tổng mức đầu tư hơn 18,2 tỷ đồng gồm các hạng mục như: đầu tư hệ thống các tuyến đường nội bộ và đường kết nối; san ủi mặt bằng khu dân cư (4,5 ha, dự kiến bố trí mỗi hộ 400 m2 đất ở); hệ thống nước sinh hoạt, điện chiếu sáng. Đến nay, UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng dự án, tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư để trình UBND tỉnh phê duyệt dự án trong quý III-2023.

Còn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện), người dân cũng háo hức khi Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai Suối Cạn đang trong giai đoạn đấu thầu triển khai thực hiện. Ông Phan Văn Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện-cho biết: Dự án có tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương gồm các hạng mục như: đầu tư đường nội bộ khu tái định cư tại thôn Thắng Lợi 3 với chiều dài hơn 0,8 km, hệ thống điện, nước sinh hoạt và các công trình kiến trúc khác; đền bù đất đai, cây cối, hoa màu để bố trí nơi ở cho các hộ dân.

Các hộ dân vùng sạt lở ven sông Ba đã được di dời về khu tái định cư thuộc Dự án sắp xếp, ổn định dân cư buôn H'Lang (xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa). Ảnh: M.P

Các hộ dân vùng sạt lở ven sông Ba đã được di dời về khu tái định cư thuộc Dự án sắp xếp, ổn định dân cư buôn H'Lang (xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa). Ảnh: M.P

Báo cáo tại hội nghị sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia mới đây, ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh-cho hay: Đến thời điểm này có 4 dự án được phê duyệt quyết định đầu tư và đã giải ngân được 352 triệu đồng gồm: Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới xã Ia O (huyện Ia Grai); Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Tăng Lăng, Hro, Sơ Lam, Klếch (xã Krong, huyện Kbang); Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) và Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Le 2 (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ).

Ngoài ra, có 4 dự án đã trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi gồm: sắp xếp, bố trí ổn định các hộ DTTS du canh, du cư buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa); làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang), làng Đê Bơ Tưk (xã Đak Jơ Ta), làng Đê Kôn (xã Hà Ra) thuộc huyện Mang Yang; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Pờ Tó (huyện Ia Pa); làng Phung (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) đã trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi. Các dự án còn lại tại các huyện: Đak Đoa, Chư Păh, Chư Prông đang thực hiện bước lập quy hoạch chi tiết dự án. “Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục đầu tư để triển khai giải ngân vốn giao cho dự án đảm bảo tiến độ quy định”-Trưởng ban Dân tộc tỉnh nói.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.