ĐH tỉnh lẻ khốn khó triền miên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những trường ĐH ở các trung tâm TP lớn có sự tăng trưởng ngoạn mục về tuyển sinh thì các trường ĐH, phân hiệu trường ĐH ở tỉnh luôn chật vật, duy trì sự tồn tại với lãng phí lớn
Từ 10 năm trước, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đã được giao nhiệm vụ mở phân hiệu tại tỉnh Gia Lai, sau đó là tỉnh Ninh Thuận, với mục đích hỗ trợ 2 trường CĐ sư phạm tại 2 địa phương này là Trường CĐ Gia Lai và Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận nâng cấp lên trường ĐH rồi giao lại cho địa phương. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn trong tuyển sinh, 2 địa phương này không còn mặn mà với việc mở trường ĐH.
Phân hiệu trường lớn đìu hiu
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết 2 phân hiệu của trường tại 2 tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận luôn khó khăn trong tuyển sinh kéo dài nhiều năm. Nếu như những năm trước, 2 phân hiệu này chỉ tuyển sinh tại khu vực lân cận thì năm 2018 điểm xét tuyển chỉ 15 và mở rộng vùng tuyển sinh ra cả nước vẫn tuyển không đủ. Việc mở ngành đào tạo nhân lực cho địa phương phải xem lại.
Theo ông Hùng, 2 phân hiệu của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM mở ngành đào tạo theo đề nghị của địa phương để phù hợp mục tiêu đào tạo nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên, xu hướng của đa phần học sinh sau THPT là vẫn muốn về các thành phố lớn để học, các em không thích "ăn cơm nhà học ĐH".
Không riêng gì 2 phân hiệu của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, phân hiệu tại tỉnh Bến Tre của ĐHQG TP HCM cũng vất vả tuyển sinh. Năm 2018, Phân hiệu ĐHQG TPHCM do các trường thành viên trực tiếp đào tạo và cấp văn bằng chính quy gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin phải thông báo xét tuyển sinh bổ sung.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cho rằng mở phân hiệu tại các tỉnh lẻ không hẳn là bài toán hay vì học sinh có xu hướng tìm về các đô thị lớn để học, để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Trong khi đó, việc mở phân hiệu sẽ làm cho các trường ĐH phân tán lực lượng, lãng phí nguồn lực đầu tư. Việc đào tạo nhân lực cho địa phương không nhất thiết phải mở trường, mở phân hiệu mà chỉ cần công khai thông tin nhu cầu nhân lực thì sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ tìm đến, tất nhiên kèm theo chế độ đãi ngộ.
 
Sinh viên phân hiệu Gia Lai của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
Trường tỉnh bế tắc
Các trường ĐH ở tỉnh chủ yếu được thành lập khi có trào lưu nâng cấp mở mới hàng loạt trường ĐH. Khi đó, tỉnh nào cũng muốn sở hữu ít nhất 1 trường ĐH nhưng bẵng đi một thời gian, nhiều trường ĐH hoạt động không hiệu quả, trở thành "những con tàu há miệng".
Năm 2018, Trường ĐH Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi) có chỉ tiêu tuyển 1.554 học sinh, sinh viên ở các trình độ từ trung cấp đến ĐH nhưng kết quả tuyển sinh tất tần tật các hệ được nhà trường cho biết chưa tới 1.000.
TS Trần Đình Thám, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng, cho biết khó khăn trong tuyển sinh không chỉ riêng trong năm nay mà đã kéo dài từ nhiều năm qua, trong đó sụt giảm nhiều nhất là nhóm ngành sư phạm. Trường ĐH Phú Yên cũng chung hoàn cảnh khi kết quả tuyển sinh hằng năm cũng chỉ đạt khoảng 40%.
Để duy trì hoạt động của các trường ĐH, hằng năm, các tỉnh đều phải cấp rót hàng chục tỉ đồng. Chẳng hạn như Quảng Ngãi, năm 2016 là trên 48 tỉ đồng, năm 2017 là 32,6 tỉ, năm 2018 gần 33 tỉ đồng.
PGS-TS Đỗ Văn Xê, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng tỉnh có trường ĐH nhưng nếu chỉ dành riêng cho con em tỉnh nhà thì "coi không được". Ngoài ra, nếu tuyển như vậy thì không đủ chỉ tiêu, sẽ rơi vào tình trạng lãng phí. Mặt khác, vì là trường công lập nên chỉ được thu học phí do Thủ tướng quy định. Mức thu như hiện nay không đủ để chi, do đó phải lấy ngân sách của tỉnh bù vào. Làm như vậy có nghĩa là lấy ngân sách của tỉnh này để đào tạo nhân lực tỉnh khác.
Trước sức ép phải thay đổi cùng áp lực tài chính mà tỉnh An Giang phải cấp rót hằng năm, có thông tin Trường ĐH An Giang chắc chắn sẽ là thành viên của ĐHQG TP HCM. Câu chuyện Trường ĐH An Giang về ĐHQG TP HCM đã được đề cập từ vài ba năm nay nhưng theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, đến nay mọi chuyện đã được xem xét kỹ lưỡng và bàn bạc xong. Còn số phận những ĐH tỉnh lẻ khác sẽ ra sao?
Kỳ tới: Sáp nhập hay đóng cửa?
 Huy Lân (NLĐ)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.