Đến năm 2025, 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn truyền đạt ý kiến của UBND tỉnh đối với đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến
Ngày 16-6-2022, Sở Thông tin và Truyền thông có tờ trình số 73/TTr-STTTT về việc đề nghị ban hành Quyết định giao chỉ tiêu hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến cho các sở, ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.
Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet
Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất UBND tỉnh giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến so với tổng số hồ sơ phát sinh của các thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho các sở, ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh giai đoạn 2022-2025, theo đó năm 2022 đạt tối thiểu 50%, năm 2023 đạt tối thiểu 60%, năm 2024 đạt tối thiểu 70%, năm 2025 đạt tối tiểu 80%. 
Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông về giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến cho các sở, ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh giai đoạn 2022-2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông thông báo chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến đến các cơ quan, đơn vị, địa phương biết, tổ chức thực hiện. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương; hàng năm tổng hợp chỉ tiêu này vào Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh để tổ chức thực hiện theo quy định.
LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.