Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Ngày 11/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh trung học cơ sở (THCS), học sinh trung học phổ thông (THPT) và không phải đóng học phí đối với học sinh tiểu học (HSTH) trong cơ sở giáo dục công lập.

Theo Tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo Nghị quyết gồm 3 Điều với các nội dung quy định về đối tượng miễn, không phải đóng học phí, đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí.

Theo đó, dự thảo Nghị quyết bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là: Trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh THPT, học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Như vậy, chính sách sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo thực thi chính sách thống nhất, công bằng đối với người học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất áp dụng quy định trên từ năm học 2025 - 2026.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú.

Tại buổi thẩm định, ông Nguyễn Văn Quý, đại diện Bộ Quốc Phòng cho biết, cơ quan này nhất trí với Tờ trình của dự thảo Nghị quyết, đây là Nghị quyết quan trọng, cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung đối tượng là trẻ em mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non thuộc Bộ Quốc phòng vào đối tượng được miễn học phí như đối tượng trẻ em mầm non trong các cơ sở giáo dục công lập.

Bà Đỗ Thị Kiều Dung, Văn phòng Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo không nên quy định đối tượng học sinh tiểu học trong Nghị quyết bởi đối tượng này đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Giáo dục; đề nghị rà soát đối tượng trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS đã được miễn học phí theo quy định của Luật Giáo dục, đang thực hiện theo lộ trình của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, để loại trừ ra.

Tại Điều 2 dự thảo Nghị quyết, bà Dung cho rằng cần tính đến đối tượng là học sinh học tại cơ sở giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô đang thực hiện theo Luật Thủ đô để có hỗ trợ phù hợp; có hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có yếu tố nước ngoài không? Đồng thời, cần tính toán mức trần để hỗ trợ học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại phạm vi điều chỉnh để phù hợp với Thông báo 13594 của Bộ Chính trị; đề nghị bỏ nội dung “học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí”.

Tuy nhiên, đối với các chính sách về hỗ trợ học phí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đánh giá, dự thảo Nghị định chưa quy định rõ ràng, chưa phù hợp, có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện khi đặt trong mối tương quan với Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Ông Tú đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc phương án phù hợp, khả thi, thống nhất trong hệ thống pháp luật; rà soát lại ngôn ngữ, kỹ thuật để đảm bảo đúng quy định; đề nghị giải trình thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng; làm việc với Bộ Tài chính để đánh giá lại số liệu.

Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh, trong đó có 4,8 triệu trẻ em mầm non, 8,8 triệu học sinh tiểu học, 6,5 triệu học sinh THCS, 2,99 triệu học sinh THPT.

Tổng ngân sách nhà nước đã thực hiện miễn (không thu) học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi; Học sinh tiểu học; Học sinh THCS từ năm học 2025-2026 là 22,5 nghìn tỷ đồng. Số ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm khi thực hiện chính sách theo Nghị quyết của Quốc hội là 8,2 nghìn tỷ đồng.

Theo Hoàng An (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

(GLO)- Từ kết quả đạt được của hơn 5 năm phối hợp trong công tác tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Trường Cao đẳng Gia Lai tiếp tục ký kết chương trình phối hợp công tác này giai đoạn 2025-2030.

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

(GLO)- Ngày 1-4, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch 782/KH-SGDĐT về thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, phấn đấu xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.