Miễn học phí: Tăng cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục phổ thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ Chính trị đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ bậc mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước từ năm học 2025-2026.

Thông tin này đã nhận được sự đồng tình của các nhà quản lý, nhà giáo và phụ huynh trong cả nước, khi cho đây là quyết định nhân văn, hợp lòng dân, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người dân, đồng thời tăng cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của học sinh.

Đảng, Nhà nước ta luôn kiên trì mục tiêu coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Dù khó khăn đến mấy, Nhà nước ta cũng luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Trong bao nỗi lo toan ngay những ngày đầu xây dựng nhà nước cách mạng sau khi giành được độc lập mùa thu năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp “giặc dốt” ngang hàng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Chính phủ đã phát động phong trào bình dân học vụ, nhanh chóng xóa mù chữ cho người dân, từng bước tổ chức xây dựng nền giáo dục cách mạng.

Để đến hôm nay, trải qua chặng đường dài 80 năm với những thành tích rất đáng tự hào, chúng ta đã có một hệ thống giáo dục rộng khắp từ mầm non đến trung học, đại học và sau đại học trong cả nước.

Năm 2010, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS và đang phấn đấu tiến tới phổ cập THPT. Đất nước trăm triệu dân, không phải ai cũng thành cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng ai cũng có quyền được học tập và đào tạo tùy điều kiện và nhu cầu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước vừa vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình; nguồn lực phát triển còn hạn chế, sự phát triển chưa đồng đều ở các vùng miền, môi trường xã hội, điều kiện giao thông đi lại chưa thuận lợi, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân nghèo thành thị thì chi phí nuôi con ăn học cũng là một gánh nặng không nhỏ đối với nhiều gia đình. Vì vậy, chủ trương miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học từ mầm non đến THPT công lập là một tin vui với hàng triệu gia đình có con đi học trong cả nước.

Miễn giảm học phí lúc này không chỉ đơn thuần là vì chúng ta tiết kiệm được 30 ngàn tỷ đồng nhờ sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đủ để bù đắp chi phí cho hoạt động giáo dục khi phải giảm nguồn thu từ học phí, mà cái được còn có ý nghĩa lớn lao hơn nhiều.

Đó là minh chứng cho quan điểm coi giáo dục là quốc sách và luôn được ưu tiên; đó là quyết tâm của Đảng-Nhà nước trong việc bảo đảm cơ hội học tập tốt nhất cho học sinh ở mọi địa bàn, mọi độ tuổi, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phổ cập giáo dục THPT, từ đó nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện có 10 tỉnh, thành phố đã ban hành nghị quyết của HĐND về miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024-2025 là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh ở các địa phương khác đang phải đóng học phí khi đến trường công lập.

Số tiền đóng học phí hàng tháng tuy không lớn, nhưng với nhà nghèo, con đông thì đây lại là chi phí đáng kể. Hơn nữa, đi học, đâu chỉ có học phí. Vì thế, không lạ khi hàng ngày, trên những con đường, ngõ ngách ở thành phố, chúng ta vẫn gặp những đứa trẻ 14-15 tuổi phải ngậm ngùi nghỉ học để đi đánh giày, bán hàng rong, phụ việc ở quán ăn kiếm tiền giúp gia đình.

Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2024 là 7,7 triệu đồng/tháng. Nhưng với người dân nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, con số thu nhập ấy quả là một điều mơ ước. Vì vậy, chủ trương miễn học phí và “siết” dạy thêm, học thêm sẽ giảm gánh nặng đáng kể cho người thu nhập thấp; giúp kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng do gia đình khó khăn, đặc biệt là ở bậc THPT.

Miễn học phí đến bậc THPT sẽ góp phần nâng cao dân trí đồng đều trên cả nước. Nhất là với học sinh nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, việc miễn học phí tăng thêm cơ hội để các em thực hiện ước mơ chinh phục tri thức, được đào tạo nghề nghiệp, hình thành nên lực lượng lao động có trình độ cao, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh.

Có thể bạn quan tâm

Công dân toàn cầu

Công dân toàn cầu

(GLO)- Trong tiến trình hội nhập, không ít bạn trẻ đã chủ động nhận diện, nắm bắt cơ hội cũng như ý thức được những thách thức để tự tin bước ra thế giới làm công dân toàn cầu.

Nâng tầm FDI

Nâng tầm FDI

Công ty Intel VN và Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa phối hợp tổ chức Hội nghị Nhà cung ứng linh kiện chiến lược có sự tham gia của lãnh đạo TP.HCM, giới chức ngoại giao Mỹ, lãnh đạo tập đoàn Intel và lãnh đạo SHTP cùng 40 nhà cung cấp.

Lệch lạc với 'drama' trên mạng

Lệch lạc với 'drama' trên mạng

Hàng triệu công dân cõi mạng (netizen) người Việt sẵn sàng bỏ thời gian, thậm chí đóng phí, thức thâu đêm hóng drama tình ái của một nhân vật có ảnh hưởng trên mạng. Nghe như thể thứ tin tức ấy sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời và công việc của họ.

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).