Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi: "Đòn bẩy" phát triển nông nghiệp bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc huy động nhiều nguồn vốn, tỉnh đã đầu tư xây dựng hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ nước tưới và sinh hoạt ở những vùng khó khăn. Đây là bước đột phá hướng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Giải “cơn khát” nước tưới

Từ năm 2015 đến nay, với nguồn vốn gần 2.000 tỷ đồng, tỉnh đã tập trung xây dựng một số công trình thủy lợi và hồ chứa gồm: Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh), Tầu Dầu 2 (huyện Đak Pơ), Ia Rtô (thị xã Ayun Pa), Nút Riêng, Plei Keo (huyện Chư Sê), Ia Púch (huyện Chư Prông) cùng nhiều tuyến kênh dẫn nước về các vùng khô hạn, góp phần giải “cơn khát” nước tưới ở những vùng khó khăn, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp cho các địa phương.

  Hồ chứa nước Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh). Ảnh: Nguyễn Diệp
Hồ chứa nước Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh). Ảnh: Nguyễn Diệp


Công trình hồ chứa nước Tầu Dầu 2 (huyện Đak Pơ) có công suất thiết kế tưới 555 ha cây trồng các loại. Đến nay, công trình đã hoàn thành các hạng mục, bắt đầu cấp nước tưới cho cây lúa, rau màu và cây ăn quả trên một số tuyến kênh chính của xã Cư An và Tân An. Trước đây, bà con nông dân thôn An Định (xã Cư An) chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên và những công trình thủy lợi nhỏ nên gặp không ít khó khăn vào mùa khô. Nhờ nguồn nước của công trình thủy lợi Tầu Dầu 2 giúp bà con canh tác 8 ha lúa Đông Xuân 2021-2022, năng suất đạt 7,5-8 tấn/ha. Ông Trần Ngọc Thanh-Trưởng thôn An Định vui mừng cho biết: “Chúng tôi mong Nhà nước đầu tư xây dựng các tuyến kênh nội đồng, kênh nhánh để giảm áp lực thiếu nước tưới vào mùa khô cũng như mở rộng vùng tưới cho cây trồng khu vực núi Đá Lửa. Đây là công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương”.

Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-cho biết: Công trình hồ chứa nước Tầu Dầu 2 đã giải “cơn khát” nước tưới cho nhiều diện tích cây trồng chủ lực của địa phương. Nhờ đó, người dân yên tâm đầu tư sản xuất, mở rộng diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả theo hướng thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời tăng diện tích cây trồng tưới nước chủ động theo hướng bền vững.

Năm 2021, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đầu tư 7,5 tỷ đồng nâng cấp tuyến kênh N2T và xây mới tuyến kênh N6-2 từ kênh chính hồ Plei Pai và đập dâng Ia Lốp dẫn nước về cánh đồng làng Me (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông). Đến nay, công trình đã phát huy hiệu quả khi cánh đồng rộng gần 60 ha được người dân cải tạo sản xuất lúa 2 vụ. Ông Bùi Văn Phụng-Bí thư Đảng ủy xã Ia Piơr-cho hay: “Nhờ được đầu tư hệ thống kênh dẫn nước về cánh đồng làng Me nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt 7-8 tấn/ha. Sắp tới, bà con sẽ chuyển một số diện tích mì sang trồng lúa nước”.

Tiếp tục phát triển hạ tầng thủy lợi

Những năm gần đây, các địa phương xác định đầu tư nâng cấp và xây dựng công trình thủy lợi là giải pháp căn cơ để nông nghiệp phát triển bền vững. Ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: Trên địa bàn huyện có 61 công trình thủy lợi vừa và nhỏ cùng các đập tạm cung cấp nước tưới cho khoảng 30 ngàn ha cây trồng các loại. Hàng năm, huyện dành khoảng 1 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa nhằm đảm bảo việc tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Toàn tỉnh hiện có 352 công trình thủy lợi, trong đó có 118 hồ chứa, 194 đập dâng và 40 trạm bơm với năng lực tưới khoảng 67.411 ha cây trồng. Ngành chức năng đã khảo sát quy hoạch nhiều công trình thủy lợi và hồ chứa lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân như: hồ suối Lơ (huyện Kbang) tưới khoảng 1.500 ha, hồ Đak Pơ Tó (huyện Mang Yang) tưới khoảng 2.150 ha. Ngoài ra, tỉnh cũng dành khoảng 440 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng cho hệ thống thủy lợi Ayun Hạ và Ia Mlah.

Hồ chứa nước Ia Ring (huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Diệp
Hồ chứa nước Ia Ring (huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Diệp


Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Những năm gần đây, từ các nguồn vốn hỗ trợ khác nhau, tỉnh tập trung xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng dành một khoản kinh phí xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, kiên cố hóa kênh mương. Đặc biệt, trung ương sẽ đầu tư xây dựng hồ chứa Ia Thul (huyện Ia Pa) với năng lực tưới hơn 6.500 ha cho huyện Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa.

“Tỉnh đang phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho vùng tưới của công trình thủy lợi Ia Mơr. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang kêu gọi đầu tư vào hạ tầng thủy lợi, hình thành các tổ chức quản lý khai thác, ứng dụng nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm, nâng cao năng lực tưới chủ động để phát triển nông nghiệp bền vững”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin thêm.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.