Đầu tư 154 triệu USD nâng cấp Quốc lộ 19 nối Gia Lai với Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19) dự kiến sử dụng vốn vay IDA của Ngân hàng Thế giới.

Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19), sử dụng vốn vay IDA của WB.

 

Một đoạn quốc lộ 19 qua Gia Lai.
Một đoạn quốc lộ 19 qua Gia Lai.

Dự án có mục tiêu hoàn thành nâng cấp 170 km Quốc lộ 19 theo tiêu chuẩn đường cấp III.  Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định sẽ nâng cấp đoạn Km51+152  - Km67 dài 16 km. Đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai sẽ nâng cấp các đoạn Km67 – Km90 dài 23 km; Km131+300 – Km167 dài 36 km, Km180 - Km247 dài 67 km; Xây dựng tuyến tránh thị xã An Khê dài 10 km; xây dựng tuyến tránh thành phố Pleiku dài 18 km.

Đây là công trình nhằm tăng cường kết nối giao thông và logistic dọc theo hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung; xây dựng hành lang an toàn giao thông đường bộ trên QL19, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn giao thông quốc tế.

Do nguồn vốn đối ứng trung hạn của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 rất khó khăn nên Bộ GTVT kiến nghị vay vốn WB để phục vụ công tác GPMB. Với phương án này, tổng mức đầu tư Dự án sẽ vào khoảng 153,8 triệu USD, tương đương 3.424,4 tỷ đồng, trong đó:vốn vay của WB là 150 triệu USD, tương đương 3.340,7 tỷ đồng; vốn đối ứng là 83,7 tỷ đồng, tương đương 3,8 triệu USD.

Nếu được thông qua đề xuất, Dự án sẽ được khởi công vào tháng 2/2019 và hoàn thành vào tháng 6-2022.

Tuyến Quốc lộ19 có tổng dài 229 km, cuối năm 2013 đoạn Km17+027 – Km51+152 thuộc tỉnh Bình Định và đoạn Km90 – Km131+300 thuộc tỉnh Gia Lai xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn giao thông, Bộ GTVT đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo hình thức BOT để kêu gọi đầu tư và đã hoàn thành vào cuối năm 2015. Các đoạn còn lại từ Km51+152 – Km90, Km131+300 – Km168 đã xuống cấp, nhiều điểm mất an toàn giao thông vẫn chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại và an toàn giao thông.

Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19), sử dụng vốn vay IDA của WB.

Dự án có mục tiêu hoàn thành nâng cấp 170 km Quốc lộ 19 theo tiêu chuẩn đường cấp III.  Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định sẽ nâng cấp đoạn Km51+152  - Km67 dài 16 km. Đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai sẽ nâng cấp các đoạn Km67 – Km90 dài 23 km; Km131+300 – Km167 dài 36 km, Km180 - Km247 dài 67 km; Xây dựng tuyến tránh thị xã An Khê dài 10 km; xây dựng tuyến tránh thành phố Pleiku dài 18 km.

Đây là công trình nhằm tăng cường kết nối giao thông và logistic dọc theo hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung; xây dựng hành lang an toàn giao thông đường bộ trên QL19, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn giao thông quốc tế.

Do nguồn vốn đối ứng trung hạn của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 rất khó khăn nên Bộ GTVT kiến nghị vay vốn WB để phục vụ công tác GPMB. Với phương án này, tổng mức đầu tư Dự án sẽ vào khoảng 153,8 triệu USD, tương đương 3.424,4 tỷ đồng, trong đó:vốn vay của WB là 150 triệu USD, tương đương 3.340,7 tỷ đồng; vốn đối ứng là 83,7 tỷ đồng, tương đương 3,8 triệu USD.

Nếu được thông qua đề xuất, Dự án sẽ được khởi công vào tháng 2/2019 và hoàn thành vào tháng 6/2022.

Tuyến Quốc lộ19 có tổng dài 229 km, cuối năm 2013 đoạn Km17+027 – Km51+152 thuộc tỉnh Bình Định và đoạn Km90 – Km131+300 thuộc tỉnh Gia Lai xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn giao thông, Bộ GTVT đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo hình thức BOT để kêu gọi đầu tư và đã hoàn thành vào cuối năm 2015. Các đoạn còn lại từ Km51+152 – Km90, Km131+300 – Km168 đã xuống cấp, nhiều điểm mất an toàn giao thông vẫn chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại và an toàn giao thông.

Theo dautu

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.