Đầu năm xin chữ cầu an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Từng nét chữ, đôi câu đối in hằn trên giấy đỏ, thể hiện ước nguyện của người viết cũng như người xin chữ hướng về năm mới với nhiều điều may mắn, thuận lợi và bình an.
Thành viên Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) viết chữ thư pháp cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) viết chữ thư pháp cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh

Hội quán Thanh niên Tre Việt hiện có 84 thành viên, trong đó có 15 người ở độ tuổi 18-35, biết viết chữ thư pháp. Để thuận tiện cho việc giao lưu, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tại khu vực ao cá Bác Hồ, Hội dành riêng gian nhà trưng bày các tác phẩm chữ thư pháp được khắc trên chất liệu đá, gỗ với đa dạng mẫu mã và kiểu dáng. Giữa không gian đầy ắp các tác phẩm, hơn chục ông đồ trẻ trong trang phục áo dài, khăn xếp, bày biện nghiên mực, giấy bút sẵn sàng viết chữ thư pháp cho du khách gần xa.

Luôn ghi nhớ công ơn cha, mẹ vất vả, nuôi nấng mình lớn khôn, trưởng thành, nên khi xin chữ, em Nguyễn Thùy Dương (thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) đã chủ động nhờ "ông đồ" viết cho chữ: Cha, mẹ. Dương vui vẻ nói: “Công cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn không gì sánh bằng. Em sẽ treo chữ “Cha, mẹ” ngay trên bàn học, để mỗi khi nhìn thấy, nhắc nhở mình phải cố gắng học tập thật tốt, hiếu kính bố mẹ. Năm mới em cũng cầu mong đấng sinh thành luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và bình an”.

Quyết định mua tấm gỗ khắc chữ “An”, anh Nguyễn Văn Hòa (thôn 1, xã Đak Hlơ, huyện Kbang) cho hay: “Qua tìm hiểu và được "ông đồ" tư vấn, tôi thấy chữ “An” rất hay, nhiều ý nghĩa như an yên, an nhàn, an toàn, bình an và ổn định. Tôi hy vọng treo chữ “An” trong nhà sẽ mang lại sự bình yên cho cả gia đình. Bên cạnh đó, đầu năm du xuân, xin chữ thư pháp là dịp để các con biết thêm về phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Mỗi độ Tết đến, Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê) lại tổ chức viết chữ thư pháp cho người dân. Ảnh: Ngọc Minh

Mỗi độ Tết đến, Hội quán Thanh niên Tre Việt (thị xã An Khê) lại tổ chức viết chữ thư pháp cho người dân. Ảnh: Ngọc Minh

Theo anh Nguyễn Đình Dũng (tổ 1, phường An Phú, thị xã An Khê), cách đây 6 năm, trong chuyến du xuân ra Hà Nội, anh đã xin chữ “Phúc” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Năm nay, anh Dũng xin thêm cặp chữ “Hạnh phúc, bình an”. “Xin chữ đầu năm trở thành nét đẹp văn hóa phổ biến từ Bắc vào Nam. Cùng với thư pháp chữ Hán Nôm, chữ Quốc ngữ cũng được các ông đồ biến hóa, nâng tầm thành những tác phẩm đầy tính nghệ thuật, độc đáo. Thư pháp chữ Quốc ngữ dễ đọc, dễ hiểu nên được nhiều người yêu thích”-anh Dũng chia sẻ.

Anh Huỳnh Khúc Việt-thành viên Hội quán Thanh niên Tre Việt chia sẻ: Xin chữ đầu năm, tùy vào mục đích, lứa tuổi mà người xin sẽ chọn những chữ phù hợp với mình như người đi học thường xin chữ “Trí, Tài, Nhẫn”; người kinh doanh, buôn bán xin chữ “Lộc, Tín, Phát Tài”; người đi làm thì xin chữ “Đạt”; còn cho gia đình là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An... Chữ thư pháp thường được viết trên nền giấy đỏ hoặc vàng. “Theo quan niệm các cụ xưa, màu đỏ, màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng, phú quý. Vì thế, treo chữ thư pháp trong nhà sẽ mang lại tài lộc, may mắn, bình an cho gia chủ”-anh Huỳnh Khúc Việt giải thích.

Em Nguyễn Thùy Dương (thứ 2 bên trái ở thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) đã chủ động nhờ "ông đồ" viết cho chữ: Cha, mẹ. Ảnh: Ngọc Minh

Em Nguyễn Thùy Dương (thứ 2 bên trái ở thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ) đã chủ động nhờ "ông đồ" viết cho chữ: Cha, mẹ. Ảnh: Ngọc Minh

Theo anh Việt, những năm gần đây, giấy dùng để viết thư pháp có nhiều loại và được trang trí họa tiết như rồng, phượng, cành đào, hoa mai, cây tùng, con hạc hoặc hình 12 con giáp. Việc trang trí hoa văn ở các góc đã giúp cho tác phẩm thư pháp thêm sinh động, bắt mắt hơn. Bên cạnh chất liệu giấy, mành tre, trúc, chữ thư pháp còn được khắc trên đá, gỗ lũa. Sau khi điêu khắc, đánh bóng, chữ thư pháp được phun nhũ vàng hoặc sơn màu sẽ làm nổi bật tác phẩm. Tùy thuộc vào độ lớn, nhỏ, khắc hay viết chữ mà thời gian hoàn thành tác phẩm kéo dài từ 10 phút đến vài ngày. Giá bán dao động từ 30 ngàn đồng đến 5 triệu đồng/tác phẩm.

“Việc xin chữ diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào dịp Tết. Nhờ việc viết, khắc chữ thư pháp mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hội viên. Riêng tháng Chạp những người tham gia viết chữ thư pháp có thêm thu nhập gần 3 triệu đồng. Số tiền này giúp chúng tôi mua sắm Tết cho gia đình được đủ đầy hơn”-anh Việt thông tin.

Trò chuyện với P.V, anh Lê Đức Trí-Chủ tịch Hội quán Thanh niên Tre Việt-cho biết: Từ xưa, phong tục xin chữ đầu năm được người dân coi trọng, gìn giữ. Mỗi tác phẩm thư pháp chứa đựng tâm huyết của người viết, đồng thời gửi gắm những điều tốt lành, may mắn, bình an đến với người xin chữ. Hội tiếp tục phát triển viết, khắc thư pháp chữ quốc ngữ trên các chất liệu giấy, gỗ, đá. Hội cũng tập trung nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; nâng cao tay nghề, thu hút thành viên tham gia viết chữ thư pháp, để mỗi dịp xuân về Tết đến những "ông đồ" trẻ lại bày mực tàu, giấy đỏ viết chữ cho người dân. Qua đó, tạo thêm thu nhập cho thành viên, góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giá trị nghệ thuật thư pháp của ông cha”.

Có thể bạn quan tâm

Nét đẹp cúng xóm vào mùa Xuân

Nét đẹp cúng xóm vào mùa Xuân

(GLO)- Không biết tự bao giờ cứ sau Tết Nguyên đán, độ cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 theo lịch Âm, từ thành thị đến nông thôn đều có tục cúng xóm, cúng khối phố, trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.