Dấu ấn từ các phong trào thi đua yêu nước ở Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Qua 5 năm thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, trên địa bàn huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) xuất hiện nhiều tấm gương điển hình với nhiều cách làm hay, sáng tạo, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
 


Nhiều tấm gương điển hình

Nhà có gần 20 ha đất, trước đây, ông Nguyễn Viết Tất-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Piơr trồng cao su và hoa màu nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi nghiên cứu, năm 2015, ông Tất trồng thử nghiệm 3.000 cây na hạt lép, 2.500 cây xoài Thái; đồng thời, trồng thêm điều ghép và các loại cây lấy gỗ. Ông còn dành 8 sào đất đào ao lấy nước tưới và nuôi cá, vịt đẻ trứng. Đến nay, trang trại của gia đình ông cho thu nhập trung bình mỗi năm hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 500 triệu đồng.

Ngoài tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động và 150 lao động thời vụ, ông Tất còn vận động người dân trong xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ông còn giúp đỡ nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn về vốn mua cây-con giống, bán trả chậm cây giống các loại và hướng dẫn họ về kỹ thuật nuôi trồng.

“Tôi là Chủ tịch Hội Nông dân xã nên phải làm gương đi đầu thực hiện tất cả các chương trình, phong trào thi đua ở địa phương; đặc biệt là tham gia các lớp ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với vùng đất mình đang canh tác, tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để bà con làm theo. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng trang trại và vận động hội viên áp dụng nhằm giúp nhau phát triển kinh tế”-ông Tất chia sẻ.

 Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Ảnh: N.H
Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. Ảnh: Nhật Hào


Với vai trò là Bí thư Đoàn xã Ia Lâu, anh Nguyễn Thế Sơn Kiên có nhiều sáng kiến và việc làm hiệu quả để đưa phong trào Đoàn ở địa phương phát triển, đi vào chiều sâu. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, Đoàn xã Ia Lâu đã thực hiện 3 công trình, phần việc và tổ chức nhiều hoạt động như: giải bóng đá mini; giải bóng chuyền truyền thống; giao lưu văn nghệ; tổ chức hội thi phòng tránh đuối nước, phòng-chống xâm hại trẻ em; dọn vệ sinh và tuyên truyền về phòng-chống dịch Covid-19.

Thấu hiểu những khó khăn của người dân và các em thiếu nhi trên địa bàn, anh Kiên đã sáng lập mô hình “Tủ từ thiện cho người nghèo” với phương châm ai thừa mang đến-ai thiếu đến lấy”. Tuy mới đi vào hoạt động được 8 tháng nhưng “Tủ từ thiện cho người nghèo” đã kêu gọi các nhà hảo tâm tặng 100 suất quà, gần 200 kg quần áo cũ, 20 kg sách vở, một số cặp học sinh.

“Hiện nay, đời sống của người dân trong xã cơ bản ổn định nhưng vẫn còn một số hộ có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, ngoài tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi cho các em thiếu nhi, Ban Chấp hành Đoàn xã sẽ tiếp tục duy trì “Tủ từ thiện cho người nghèo” nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ để người nghèo vươn lên trong cuộc sống”-anh Kiên thông tin.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua

Ông Kpui Lê-Bí thư Chi bộ làng Bang Ngol (xã Ia Bang) cho biết: Làng có 250 hộ, trong đó có 170 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, 5 năm qua, dân làng đã đóng góp gần 142 triệu đồng, hiến 2.000 m2 đất làm đường giao thông, dọn vệ sinh hơn 50 km đường giao thông nông thôn, tu sửa hội trường thôn và công trình nước sạch; tự đóng tiền đầu tư 5 trạm hạ thế, kéo điện phục vụ sản xuất; 200 ngày công chỉnh trang hàng rào...

“Làng đã triển khai thực hiện những phần việc chưa cần tới sự đầu tư của Nhà nước, nhờ đó các công trình công cộng được bảo quản chu đáo, tu sửa khang trang hơn, cảnh quan của làng khởi sắc”-ông Lê cho hay.

Trên địa bàn huyện Chư Prông xuất hiện nhiều tấm gương điển hình với nhiều cách làm hay, sáng tạo, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Một góc trung tâm huyện Chư Prông. Ảnh: Internet


Trong 5 năm qua, xã Ia Drăng đã huy động người dân đóng góp 98,49 tỷ đồng và 10.889 ngày công để xây dựng các công trình hạ tầng; trên 200 triệu đồng quy hoạch bãi rác, thành lập đội thu gom rác thải, trồng cây xanh khuôn viên nơi sinh hoạt cộng đồng, xây dựng con đường hoa, chỉnh trang nhà cửa, cổng rào, sân vườn. Bên cạnh đó, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới-đô thị văn minh”, hàng năm, toàn xã có trên 80% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa và 10 thôn, làng giữ vững danh hiệu làng văn hóa. Người dân trong xã cũng đóng góp các loại quỹ được trên 113 triệu đồng; quyên góp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 8 căn nhà cho gia đình chính sách, người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Mai Văn Thắng-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Drăng-cho biết: “Đến nay, 95% tuyến đường giao thông từ xã đến thôn, làng được nhựa hóa, bê tông hóa; thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/năm. Toàn xã chỉ còn 140 hộ nghèo”.

Ông Đinh Văn Dũng-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Prông-đánh giá: 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện được triển khai tương đối toàn diện trên mọi lĩnh vực và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, quốc phòng-an ninh được giữ vững. Đặc biệt, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng đến sản xuất quy mô trang trại.

Đồng thời, có nhiều sáng kiến trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường, áp dụng vào cuộc sống, sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị trên cùng diện tích. Từ đó, đã góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân và phát huy được tinh thần tham gia đóng góp của nhân dân vào hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đặc biệt là thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.