Dấu ấn mô hình "3 biết, 2 hỗ trợ" ở Ia Hrú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hrú (huyện Chư Pưh) triển khai bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Với phương châm “Biết mặt, biết hoàn cảnh, biết nhu cầu; hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ kiến thức”, tháng 5-2018, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hrú đã triển khai mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” nhằm tạo động lực cho hội viên, phụ nữ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Bà Rmah H’Thó-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Tao Chor-cho hay: Mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” tại làng Tao Chor được thành lập tháng 4-2020 với 10 thành viên. Từ khi thành lập đến nay, mô hình đã hỗ trợ 2 con heo giống trị giá 3,6 triệu đồng cho 1 hộ đặc biệt khó khăn. 
Là người được hỗ trợ sinh kế, chị Siu H’Nhai cho biết: Năm 2013, chồng chị chết để lại 5 đứa con thơ trong căn nhà tạm bợ. Hàng ngày, chị phải bươn chải đi làm thuê kiếm tiền mua gạo, nhiều lúc không có tiền phải chạy đôn, chạy đáo vay mượn để nuôi 5 đứa con ăn học.
Thấu hiểu hoàn cảnh của chị H’Nhai, Chi hội Phụ nữ làng Tao Chor đã vận động giúp đỡ gạo, nhu yếu phẩm và hỗ trợ 2 con heo giống để chị có sinh kế làm ăn. Ngoài ra, Công an xã Ia Hrú còn hỗ trợ cho gia đình chị 1 con bò sinh sản. Vì nhà dột nát nên chị bán 2 con heo và bò được 15 triệu đồng để làm nhà tắm, chuồng heo và tu sửa ngôi nhà. Chị bộc bạch: “Từ nay, nhà mình không bị mưa dột như trước nữa, mình cảm ơn mọi người rất nhiều”.
Bà Lê Thị Lý (làng Tong Yong, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: R'Ô Hok
Bà Lê Thị Lý (làng Tong Yong, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: R'Ô Hok
Tại làng Tong Yong, mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” được thành lập vào tháng 7-2018 với 15 thành viên. Từ khi triển khai đến nay, Chi hội Phụ nữ làng Tong Yong đã hỗ trợ 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Là hộ nghèo được hỗ trợ 2 con dê sinh sản, bà Lê Thị Lý phấn khởi nói: “Trước kia, gia đình tôi rất khó khăn. Hàng ngày, tôi phải đi làm thuê khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống. Được Chi hội Phụ nữ làng hỗ trợ 2 con dê và tín chấp cho vay 50 triệu đồng để trồng cà phê và chanh dây nên gia đình tôi đỡ khó khăn hơn trước nhiều”.
Theo bà Lý, thông qua các buổi sinh hoạt của Chi hội, bà được các chị em chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi để áp dụng vào thực tế. Nhờ đó, đến nay, đàn dê mỗi năm đều đặn đẻ 2 lứa; 600 cây cà phê và 70 gốc chanh dây phát triển tốt. “Vừa rồi, tôi bán 3 con dê được 10 triệu đồng. Số tiền này tôi vừa trả ngân hàng vừa trang trải cuộc sống. Hiện tại, gia đình đã thoát nghèo”-bà Lý chia sẻ. 
Trao đổi với P.V, bà Rmah H’Lat-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hrú-cho biết: “Từ tháng 7-2018 đến nay, mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” đã triển khai tại 3 làng điểm gồm: Tong Yong, Lú Yố và Tao Chor. Thông qua mô hình này, Hội nắm rõ hoàn cảnh, nhu cầu của từng hội viên, nhất là hội viên nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong số 4 gia đình hội viên được hỗ trợ thì có 3 hộ đã thoát nghèo. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này tại 9 chi hội còn lại”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null