Đạt mốc hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để thành nước đông dân nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo tổ chức thống kê đánh giá dân số của Liên Hợp Quốc, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào cuối tháng 4 này. Khi đó, Ấn Độ có hơn 1,4 tỷ người, nhiều hơn Trung Quốc chừng 5 triệu người.
Gia tăng dân số tự nhiên khó kìm hãm ở Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Gia tăng dân số tự nhiên khó kìm hãm ở Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Đà gia tăng dân số của Ấn Độ và sự sụt giảm dân số của Trung Quốc là nguyên nhân của sự thay đổi trên. Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, dân số quốc gia này đã giảm khoảng 850.000 người vào cuối năm 2022.

Liên Hợp Quốc cho biết với đà gia tăng dân số như hiện nay, Ấn Độ có thể trở thành ngôi nhà của 1,7 tỷ người vào năm 2064.

Sự gia tăng dân số có những thuận lợi về lực lượng lao động nhưng bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ cũng phải đối mặt với thách thức đảm bảo lương thực, chỗ ở, điều kiện y tế và giáo dục cho gần 1,5 tỷ người. Ước tính khoảng 800 triệu người dân nước này đang nhận trợ cấp từ chính phủ.

Hiện tại, Ấn Độ là nhà sản xuất gạo, lúa mì và đường lớn thứ hai, tiêu thụ đường lớn nhất, đồng thời là nước nhập khẩu dầu ăn hàng đầu thế giới.

TS ( từ TTXVN, Vnexpress.net)

Có thể bạn quan tâm

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.