Theo kết quả một nghiên cứu do Tổ chức thống kê Đánh giá Dân số thế giới thực hiện, dân số của Ấn Độ đang là 1.422.706.266 người và dân số của Trung Quốc là 1.425.831.275 người.
Phụ nữ mang thai chờ khám tại một bệnh viện ở Hyderabad, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo kết quả một nghiên cứu do Tổ chức thống kê Đánh giá Dân số thế giới thực hiện, dân số Ấn Độ có khả năng vượt Trung Quốc ngay trong năm 2023 và “xét về tốc độ tăng dân số, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới".
Hiện tại dân số của Ấn Độ là 1.422.706.266 người và dân số của Trung Quốc là 1.425.831.275 người.
Ngoài ra, dân số Ấn Độ được dự đoán sẽ tăng đều đặn cho đến năm 2050. Kết quả là sau 27 năm, sẽ có 1.670.490.000 người sống ở nước Nam Á này.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, dân số trong năm 2022 ghi nhận mức giảm lần đầu tiên kể từ năm 1961. Số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 17/1 cho thấy, tính đến cuối năm ngoái, dân số nước này là 1.411.750.000 người, giảm so với 1.412.600.000 người ghi nhận một năm trước đó.
Theo giới phân tích, nguyên nhân dẫn đến dân số Trung Quốc giảm là chi phí nuôi con cao, quan niệm về hôn nhân và gia đình của thế hệ trẻ thay đổi cũng như tăng trưởng kinh tế chậm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Dù xa nhà song bà con người Việt tại Slovakia vẫn được thưởng thức hương vị Tết Cổ truyền với các món ăn đặc sắc mang hương vị truyền thống cùng các tiết mục văn nghệ thuần Việt.
Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...
(GLO)- Với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh", Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 53 tại Davos (Thụy Sĩ) khép lại sau 5 ngày làm việc liên tục ( kết thúc ngày 20/1) với hàng trăm phiên họp chính thức và phi chính thức, các cuộc đối thoại bên lề, đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến được đánh giá là thiết thực và hữu ích nhằm thúc đẩy hợp tác về các vấn đề liên quan đến năng lượng, khí hậu, công nghệ, việc làm, sức khỏe, đầu tư, thương mại, cơ sở hạ tầng và hợp tác địa chính trị trong một thế giới đa cực.
Lệnh bắt giữ được đưa ra để thu thập thêm bằng chứng làm rõ lý do vì sao các quan chức chính quyền thủ đô Brasilia không thực hiện những biện pháp cần thiết để ngăn chặn bạo lực trong ngày biểu tình.
(GLO)- Theo thông tấn, báo chí châu Âu ngày 21/1, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị có kế hoạch công du châu Âu nhằm làm tan băng quan hệ. Ông Vương là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến thăm Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi nước này tổ chức đại hội Đảng vào tháng 10/2022.
(GLO)- Theo Hãng tin AFP, Điện Kremlin hôm 19-1 cho rằng khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, khi các nước phương Tây họp cân nhắc gửi vũ khí mạnh hơn tới Ukraine.
Hôm 19.1, giới hữu trách Mexico cho biết đã xảy ra vụ nổ súng hy hữu ở bang miền đông Veracruz, theo đó hung thủ 10 tuổi nổ súng bắn chết nạn nhân 11 tuổi sau khi chơi video game thua.
(GLO)- Thông tin này được đưa ra từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1. Theo đó, ngoài đổi mới về quản trị, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tăng cường năng lực chiến đấu của các lực lượng trên biển, trên không và tên lửa chiến lược.
Nghiên cứu mới ngày 17.1 cho biết, ăn một con cá nước ngọt đánh bắt ở sông hoặc hồ tại Mỹ tương đương với việc uống một tháng nước bị ô nhiễm "các hóa chất vĩnh viễn" độc hại.
(GLO)- Ngày 18-1, trực thăng chở Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Denys Monastyrsky và một số quan chức rơi ở thành phố Brovary, gần thủ đô Kiev, khiến 9 người trên khoang thiệt mạng.
Cảnh sát đang truy tìm ít nhất 2 nghi phạm và các cơ quan thực thi pháp luật treo thưởng 10.000 USD cho người cung cấp thông tin về nghi phạm tấn công, phục vụ công tác điều tra phá án.
(GLO)- "Những người ủng hộ chính quyền Ukraine ở nước ngoài sẽ không cho phép Ukraine rời khỏi chiến trường"- Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga Sergey Naryshkin nói hôm 17/1, cho biết lý do vì sao Nga từ chối đàm phán hòa bình với Kiev.
(GLO)- Ngày 16/1, phái đoàn quan chức Mỹ gồm Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, Phó Cố vấn An ninh quốc gia Jon Finer và Thứ trưởng Quốc phòng Colin H. Kahl đã đến Ucraine và có chương trình làm việc với Tổng thống và quan chức nước này. Trước khi đến Kiev, phái đoàn Mỹ đã dừng chân tại Đức và Ba Lan để đánh giá chính sách hỗ trợ an ninh của Mỹ dành cho Kiev.
(GLO)- Trong thông báo phát đi ngày 16/1 của Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan vừa có cuộc điện đàm thảo luận về một loạt các vấn đề hai bên cùng quan tâm như tình hình tại Ukraine, kế hoạch xây dựng trung tâm khí đốt khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ và xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng trên Biển Đen.