"Đạo hiếu là tài sản quý của dân tộc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Vu lan-Phật lịch 2566 và Tự tứ tăng của Giáo đoàn III hệ phái khất sĩ Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tổ chức tại Gia Lai, P.V Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc phỏng vấn Thượng tọa Thích Giác Hiền-Phó Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Đại lễ về một số nội dung liên quan.

* P.V: Xin Thượng tọa vui lòng cho biết tinh thần của Đại lễ Vu lan?
 

 Thượng tọa Thích Giác Hiền. Ảnh: Thanh Nhật
Thượng tọa Thích Giác Hiền. Ảnh: Thanh Nhật

- Thượng tọa Thích Giác Hiền: Hàng năm, Đại lễ Vu lan thường được tổ chức sau mùa an cư kiết hạ của tăng ni. Mùa Vu lan không chỉ có ý nghĩa đối với tăng ni, phật tử mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người Việt Nam.

Theo quan niệm của Phật giáo, báo hiếu đúng đắn không chỉ dừng ở Đại lễ Vu lan vì làm con suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn không đủ. Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài 2 phương diện là vật chất và tinh thần. Dù ở thời nào thì đạo hiếu cũng được đề cao, gìn giữ và phát huy như tài sản quý của dân tộc. Đó còn là căn bản của luân thường đạo lý, là văn hóa ứng xử của con người. Đại lễ Vu lan báo hiếu tứ trọng ân của Phật giáo còn thể hiện tinh thần biết ơn ân đức của Đức Phật đã cho nhân loại phương pháp hóa giải khổ đau, ghi nhớ công ơn của Tổ quốc và các thế hệ cha ông, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho quê hương đất nước được hòa bình, cuộc sống mọi người được ấm no. Đây cũng là văn hóa nhân bản đang được nhiều dân tộc trên thế giới đón nhận.

 P.V: Đại lễ Vu lan năm nay ở Gia Lai được tổ chức như thế nào, thưa Thượng tọa?

- Thượng tọa Thích Giác Hiền: Đại lễ Vu lan Phật lịch 2566 được tổ chức tại các chùa, tự viện, tịnh thất, tịnh xá, niệm phật đường toàn tỉnh. Ngoài nghi lễ Vu lan theo truyền thống, các cơ sở tự viện Phật giáo tùy theo điều kiện thực tế mà tiến hành trang trí và tổ chức các hoạt động thuyết pháp, văn hóa, văn nghệ về Vu lan báo hiếu, nghi thức rước đèn hoa đăng và phóng sinh cầu nguyện hòa bình, quốc thái dân an, cùng các hoạt động từ thiện xã hội giúp đỡ người nghèo khó, neo đơn, tàn tật, cầu siêu cho hương hồn các anh hùng liệt sĩ…

Nét mới của năm nay là Gia Lai đăng cai tổ chức Đại lễ Vu lan và Tự tứ tăng của Giáo đoàn III hệ phái khất sĩ GHPG Việt Nam, diễn ra tại tịnh xá Ngọc Cổ (phường Yên Thế, TP. Pleiku). So với lần đăng cai tổ chức trước, Đại lễ năm nay có quy mô khá lớn với khoảng 500 tăng ni ở 160 tịnh thất, tịnh xá thuộc Giáo đoàn III hệ phái khất sĩ GHPG Việt Nam về tham dự. Riêng bà con phật tử trong và ngoài tỉnh về dự lễ là khoảng hơn 2.000 người. Thời gian qua, tịnh xá Ngọc Cổ cùng đồng bào Phật giáo tại địa phương đã tập trung chuẩn bị tốt nhất, đảm bảo nơi ăn nghỉ, vệ sinh môi trường sinh hoạt cho tăng ni và phật tử về dự Đại lễ.

Tôi rất phấn khởi là việc tổ chức Đại lễ năm nay được sự chấp thuận của Trung ương GHPG Việt Nam, UBND tỉnh và ngành chức năng quan tâm tạo điều kiện mọi mặt. Địa phương cũng có kế hoạch hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Đại lễ. Bên cạnh đó là sự đoàn kết chung sức chung lòng của đồng bào phật tử cho Đại lễ Vu lan và Tự tứ tăng diễn ra thành công tốt đẹp.

 Nghi thức cầu nguyện hòa bình, quốc thái, dân an trong Đại Lễ Vu lan. Ảnh: Thanh Nhật
Nghi thức cầu nguyện hòa bình, quốc thái, dân an trong Đại lễ Vu lan. Ảnh: Thanh Nhật



* P.V: Là thành viên Ban lãnh đạo Phật giáo tỉnh, Thượng tọa có lời nhắn nhủ gì với toàn thể tăng ni, phật tử?

- Thượng tọa Thích Giác Hiền: Đại lễ Vu lan và Tự tứ tăng của Giáo đoàn III hệ phái khất sĩ GHPG Việt Nam diễn ra tại Gia Lai, tăng ni và phật tử rất phấn khởi vì đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo địa phương, thể hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt, mùa Vu lan năm nay diễn ra trong thời điểm đồng bào cả nước và địa phương chuẩn bị kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh, đồng thời hướng tới Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VI và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2022-2027). Thay mặt Ban tổ chức Đại lễ, tôi xin gửi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, cùng các cơ quan, ban ngành lời tri ân chân thành của tăng ni và phật tử.

Tôi rất mong toàn thể tăng ni và phật tử luôn phát huy giá trị nhân văn sâu sắc của mùa Vu lan báo hiếu tứ ân của đạo Phật vào cuộc sống hàng ngày, dũng tiến trên con đường tu tập. Đồng thời, làm tròn nghĩa vụ người công dân với Tổ quốc, sống “tốt đời-đẹp đạo”, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật và đường hướng “Đạo pháp-Dân tộc và chủ nghĩa xã hội” do Trung ương Giáo hội đề ra, góp phần xây dựng quê hương đất nước và Giáo hội ngày càng vững mạnh.

* P.V: Xin cảm ơn Thượng tọa!

 

 THANH NHẬT (thực hiện)
 

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.