Đánh thức tiềm năng một vùng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu năm 2004, tỉnh thành lập đoàn đến khảo sát toàn diện xã Kon Pne (huyện Kbang), trong đó có nhiệm vụ mở đường đến xã. Đoàn do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh trực tiếp chỉ đạo và dẫn đầu. Sau chuyến khảo sát ấy, dự án con đường nối thông với Kon Pne được tích cực triển khai. Sau đường là điện, là ánh sáng văn hóa và tất nhiên còn có cả đồng vốn tín dụng nông nghiệp.

Quyết tâm làm đường

Làm đường là quyết tâm lớn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh. Không quyết tâm sao được khi mà hết nghị quyết này đến kế hoạch nọ nhưng bà con không chịu dời làng xuống nơi định cư mới (quy hoạch gần xã Đak Rong bây giờ). Vì cái gì đây? Và bà con trả lời: đất đai, rừng núi của mình, trong kháng chiến còn gắn bó được, bây giờ hòa bình rồi, bỏ đi không nỡ.

 

Khu dân cư ở Kon Pne (Kbang).
Khu dân cư ở Kon Pne (Kbang).

Đảng, Nhà nước hỗ trợ, giúp được gì thì giúp, bà con ơn lắm nhưng không đi đâu cả. Lý lẽ mà cũng là điều thiêng liêng ấy cuối cùng lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh hiểu ra. Với lại bà con ở lại để giữ rừng, giữ đất, tốt quá! Như thế thì phải làm đường vào Kon Pne thôi, chẳng thể trì hoãn thêm nữa! Đến nay đã 9 năm trôi qua và thực tế, khi có đường nối thông, Kon Pne đã đổi thay mau chóng.

Với chuyến công tác ấy, Bí thư Đảng ủy xã (lúc này là đồng chí Đinh H’Má) rất phấn khởi vì suốt mấy chục năm mới có một đồng chí lãnh đạo cao nhất của tỉnh lội bộ đến thăm và làm việc. Ông mạnh dạn bộc bạch tất cả những gì mình từng nung nấu, suy nghĩ trong lòng. Ông cho rằng thực trạng Kon Pne khiến ông đau lòng lắm. Cả xã mà chỉ có gần 200 con bò, 100 con trâu, còn 80% hộ đói, hơn một nửa số dân mù chữ. Bà con chủ yếu vẫn phát rừng làm rẫy, lúa cấy xong thì bỏ đó, không bận tâm gì đến chuyện làm cỏ, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu hại. Đồng vốn Ngân hàng mang vào nhưng bà con không biết vay để làm gì…

Công ty 75 (Binh đoàn Trường Sơn) vinh dự thi công con đường này. Nhớ lại lần gặp Thượng tá Trần Xuân Thanh-Giám đốc Công ty 75, anh thổ lộ: làm đường tắt, chỉ hơn 25 km nhưng thời gian thi công nhanh, lại phải làm gần 100 cây cầu lớn nhỏ, chi phí hết 24,115 tỷ đồng. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để dịp 22-12-2004, thông đường vào Kon Pne.

Năm 2004 đường thông thì năm 2005 điện sáng. Mừng vui nối tiếp mừng vui. Trạm thu phát sóng truyền hình của xã đưa ánh sáng văn hóa đến với bà con vùng xa lúc này có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Năm 2007, vợ chồng anh Nhơn-chị Nghĩa tình nguyện vào Kon Pne công tác trực tiếp phụ trách trạm này cho đến nay.

Ý nghĩa đồng vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn

Có đường đi lại, có điện thắp sáng, lại có ánh sáng văn hóa chiếu rọi nên Kon Pne có điều kiện đổi thịt thay da. Lúc này công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế diễn ra rầm rộ và đi vào chiều sâu đời sống xã hội huyện Kbang cũng như với riêng xã Kon Pne. Năm 2005, cuối cùng đồng vốn tín dụng  cũng đến được tay người dân, trước mắt là cho vay tiêu dùng cho cán bộ, giáo viên, sau đó mở rộng sang các đối tượng khác.

Người Bahnar tại chỗ trước đây khi cho vay vốn phải năn nỉ ỷ ôi thì nay với đồng vốn có được, bà con đầu tư trồng lúa nước, bắp lai, mì, cà phê, bời lời, chăn nuôi trâu, bò, dê, heo… Nhờ có các công trình thủy lợi, chương trình khai hoang phục hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng sản xuất Đông Xuân mà nhiều cánh đồng lúa nước hình thành, giúp bà con thoát khỏi nạn đói giáp hạt.

Anh Phạm Đồng Thanh- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang nhớ lại: Khách hàng đầu tiên là 7 thầy-cô giáo Trường Tiểu học Kon Pne và 5 cán bộ chủ chốt của xã, dư nợ chỉ 210 triệu đồng.Trong số này có Bí thư Đảng ủy xã Đinh H’Má, già làng Đinh H’Rung, thầy Sâm, thầy Thể, thầy Phong, anh Nhơn... Hầu hết vay vốn để mua xe máy, mức vay cao nhất chỉ 20 triệu đồng. Mua xe máy lúc này trở thành nhu cầu tăng đột biến.

Vì đường thông, cán bộ, giáo viên bám trụ không còn phải khổ sở 2-3 tháng mùa mưa không đi lại được, nhà cửa, vợ con biền biệt, thực phẩm thiếu thốn gay gắt. Cả với cảm giác bà con muốn được lái “con xe” đi trên con đường vừa được nối thông với “thế giới” bên ngoài để biết cảm giác như thế nào! Thầy Sâm sau này còn vay thêm để sửa sang chái bếp, mua máy bơm tưới. Gặp cán bộ Ngân hàng, Bí thư Đinh H’Má bộc bạch: “Mình vay vốn để mua xe máy. Cháu nó ưng quá, mình can không được. Với lại mình sử dụng đi lại họp hành. Ngày trước đi bằng cái chân nhưng bây giờ đường sá thuận lợi, sao không tận dụng ?”.

Cuộc sống dần thay đổi và phát triển cũng là lúc đồng vốn tín dụng thương mại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện đến với Kon Pne ngày càng nhiều hơn, hiệu quả hơn, khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế. Đến nay, dư nợ cho vay Kon Pne trên 2 tỷ đồng. Không nhiều gì so với trên 250 tỷ đồng dư nợ của Chi nhánh hiện nay, nhưng ý nghĩa của những đồng vốn thương mại đầu tiên đến với “ốc đảo” thì lớn lắm, ý nghĩa lắm.

Nhiều hộ sau đó không chỉ vay tiêu dùng mà để sản xuất kinh doanh, trồng bắp lai, mì, lúa, bời lời đỏ hay chăn nuôi trâu bò, dê. “Từ mấy chục ha lúa đông xuân đến nay, xã có trên 100 ha, hàng trăm ha mì, bắp lai, trên 50 ha bời lời đỏ, gần 400 con trâu, 600 con bò. Dịch vụ thương mại cũng phát triển mạnh, cửa hàng, cửa hiệu, hàng hóa thiết yếu không thiếu một thứ gì. Bộ mặt của xã thay đổi nhanh chóng, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm thấp, hiện chỉ còn 50%, một thành tích đáng nể so với 100% hộ đói nghèo trước đây”-Bí thư Đảng ủy đương nhiệm Trương Văn Tư hào hứng cho biết: Cũng theo ông, giờ đây không ít người muốn đến du lịch Kon Pne để khám phá vùng đất mới, khám phá văn hóa bản địa, rừng nguyên sinh.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.