Đánh cá trên sông Mê Kông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phải mất hơn một tháng làm quen và nhờ một khu ba (nhà sư) giới thiệu, tôi mới được tham gia đánh bắt cá trên sông Mê Kông.
Địa điểm đánh bắt cá là bản Keng Keung- Pakse- Champasak- Lào. Đó là một khúc sông tuyệt đẹp mà tôi từng thấy. Bờ sông là các lớp đá rộng, bằng phẳng như những cái đĩa khổng lồ xếp chồng lên nhau. Cuối khúc sông là cửa sông Sốp Sế với dãy núi thấp có những cái tên thơ mộng gắn liền với những câu chuyện cổ tích nơi này như Phu Sạ Lậu (núi Rượu), Phu Ma Lôn (núi mang tên của cô gái chết vì tình yêu), Phu Nang Non (núi Nàng nằm ngủ), Phu Pa Chiên (núi Chiến thắng), xa hơn là Phu Vat Phu với ngôi chùa Vat Phu nổi tiếng. Đây là bãi tắm, điểm lấy nước của chùa Keng Keung và cũng là bãi đánh bắt cá trung tâm của đoạn sông Mê Kông chảy qua Pakse.
Đặt cụm nọi trên sông Mê Kông (tác giả áo trắng).
Đặt cụm nọi trên sông Mê Kông (tác giả áo trắng).
Có đủ kiểu đánh bắt cá ở đây. Người chuyên nghiệp thì có chài lưới, ghe máy và đi xa lên đầu nguồn. Những người khỏe có ghe nhỏ chèo tay thì đánh bắt cá đoạn giữa sông. Người già hoặc không chuyên nghiệp, trẻ con thì đánh cá ngay trong bờ, thậm chí đi trên bờ quăng chài xuống sông hoặc ngồi trên bờ câu bằng cần câu quăng hoặc cần trúc.
Tôi được bác Bun Đy cho đi theo thuyền chài một đoạn ngắn. Từ hồi nhỏ học trong sách vở và xem phim về sông Mê Kông, nay lại được ngồi trên ghe, tôi cảm thấy thú vị, tôi cố gắng giúp gì đó cho bác Bun Đy. Loay hoay tôi mới tìm được việc nâng lưới, phao là các bình nước tinh khiết rỗng được buộc vào lưới để đánh dấu. Phải mất gần 30 phút mới thả hết lưới. Bác Bun Đy chèo vòng quanh điểm thả mồi để vây lưới lại. Sau đó, bác dùng mái chèo đập mạnh quanh khu vực thả lưới và đợi. Bác Bun cho biết trên sông Mê Kông có nhiều loại cá như pa khẹ, pa pịa, pa thưng, pa khựn nhưng ngon và quý hiếm nhất là pa bức. Người Lào có hẳn một câu chuyện cổ tích về loài cá quý hiếm này: “Cá bức trên sông Mê Kông”.
Tôi cảm thấy lạnh. Gió giữa sông thổi mạnh, sóng cũng lớn hơn. Lúc này tôi cảm thấy sợ thật sự. Nhỡ gió mạnh úp thuyền thì chết chắc. Tôi hơi hối hận về thói bốc đồng của mình. Nghĩ vậy. Nhưng thôi. Đánh liều.
Bác Bun Đy bắt đầu kéo lưới. Tôi hồi hộp xem sao. Con cá mắc lưới đầu tiên. Bác bảo đó là pa chọt (cá măng). Tiếp đến là pa nọi (cá nhỏ)... Lúc  này tôi nhớ đến câu tục ngữ vừa học: “Pa nhầy kin pa nọi, pa sọi kin pa siêu” (Cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt cá nhỏ hơn). Tôi giúp bác gỡ những con cá bỏ vào hom. Chiều hôm ấy, chúng tôi được khoảng 2 kg cá, nếu bán khoảng 20.000 kíp, đủ mua 3 kg gạo cho 3 người ăn trong 2 ngày. Với ngư dân ở đây, vậy là đủ, sau đó họ có thể nghỉ ngơi, uống rượu vui chơi múa hát. Hết lại ra sông bắt cá.
Mấy hôm sau. Tôi cùng với chú Ngắt, một ngư dân trong bản Keng Keung đi đặt cụm nọi cũng trên khúc sông này. Cụm nọi là một miếng lưới ruồi bằng kim loại quấn lại hình cái đó. Cụm nọi được đặt ở chỗ nước cạn nhưng chảy xiết. Chỗ tôi và chú Ngắt đặt cụm nọi là một vũng nước ven bờ Mê Kông. Chỗ này nước cạn, nhiều đá. Tôi, chú Ngắt và vài người nữa nhặt đá chắn thành dòng nhỏ và đặt cụm nọi vào đó. Cả thảy có 20 cụm nọi, chúng tôi phải xếp đá mất hơn ba giờ mới xong. Một số người khác đi đặt lồng ở những vũng nước ven sông mà đêm hôm trước nước lớn tràn vào. Trong lồng có mồi bằng mối cánh và giun. Chú Ngắt bảo sáng mai ra trút ống.
Một buổi khác, tôi cùng với mấy chàng thanh niên trong bản đi dọc bờ bắt cá. Lần  này, dụng cụ đánh bắt cá là một tấm lưới ruồi bằng plastic rộng hơn 2 mét vuông. Hai đầu tấm lưới cột hai đoạn tre để cầm. Hì hục hết một buổi chiều, chúng tôi được khoảng hơn 1 kg pa siêu (giống như cá lòng tong). Không sao. Mọi người vẫn vui vẻ, hả hê ra về.
Sông Mê Kông vẫn cuồn cuộn chảy. Những người dân ven bờ hàng ngày vẫn uống nước và đánh bắt cá trên sông. Những sinh hoạt bên dòng Mê Kông đã thành nếp văn hóa ngàn đời của cư dân nơi đây. Nó như khí trời, như hơi thở của mỗi người. Ngay cả những người phương xa như tôi một lần đến và được thử đánh bắt cá ở đây cũng không bao giờ quên một dòng sông hấp dẫn, kỳ bí.
Nguyễn Tiến Dũng

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.