Đáng báo động, 1/3 mẫu rau, quả tươi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Bình Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rau, quả là thực phẩm tươi sống không thể thiếu trong các bữa ăn, với giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, thực tế lâu nay hầu hết người trồng vẫn sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Đặc biệt là sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định còn khá phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng và gây lo lắng về sức khỏe của người tiêu dùng…

 

Vùng trồng rau tại Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận). (ảnh minh họa).
Vùng trồng rau tại Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận). (ảnh minh họa).


Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định

Mới đây, Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa, thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lấy mẫu rau, quả tại một số địa phương trong tỉnh và gửi phân tích dư lượng thuốc BVTV.

Mẫu rau, quả tươi được lấy tại vườn nông dân đang thu hoạch tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Bắc Bình, La Gi, Hàm Thuận Bắc để phân tích đa lượng thuốc BVTV (274 chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật) và phân tích phần ăn được (ruột quả, thân, lá non của rau).

Kết quả phân tích cho thấy, dư lượng thuốc BVTV trên rau vượt quá mức theo quy định cho phép chiếm tỷ lệ khá cao 1/3 mẫu rau (chiếm 33,3%). Trong đó, mẫu rau húng lũi có dư lượng hoạt chất Cypermethrin cao hơn quy định là 435% (so sánh với quy định trên rau ăn lá) và dư lượng hoạt chất Abamectin cao hơn quy định là 220% (so sánh với quy định trên lá rau diếp, cũng là rau ăn sống).

Đối với mẫu quả thanh long được thu thập tại các huyện, thị xã trọng điểm thanh long của tỉnh, trong 21 mẫu quả thanh long gửi đi phân tích phát hiện 3/21 mẫu quả thanh long (chiếm 14,28%) có tồn dư thuốc BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam (hoạt chất Carbendazim).

Đáng lưu ý, các mẫu thanh long có tồn dư thuốc BVTV ngoài danh mục đều rơi vào các hộ dân sản xuất thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Còn lại 18/21 (chiếm 85,72%) mẫu quả thanh long không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, qua kết quả phân tích mẫu rau, quả cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh, nông dân trồng rau, quả sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV.

Đặc biệt là sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định còn khá phổ biến. Trong đó, hoạt chất Cypermethrin là hoạt chất mà trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam chỉ đăng ký đối tượng phòng trừ trên cây lúa và cây công nghiệp, không được đăng ký đối tượng phòng trừ trên cây rau.

Tuy nhiên, nông dân vùng trồng rau vẫn còn sử dụng hoạt chất thuốc BVTV này để phun trừ sâu hại cho cây rau, đặc biệt là rau ăn sống. Đơn cử như húng lũi có tới 5 hoạt chất thuốc BVTV còn để lại dư lượng, trong đó có 2 hoạt chất vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép là hoạt chất Cypermethrin và Abamectin.

 

Sử dụng nhiều loại thuốc BVTV ngoài danh mục

Bên cạnh đó, đối với hoạt chất Carbendazim là một hoạt chất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đưa ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam và hết thời hạn buôn bán từ ngày 3/1/2019.

Tuy nhiên, đến nay (tháng 11/2021), đã gần 2 năm hoạt chất này bị loại khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, nhưng thực tế vẫn còn hiện trạng sử dụng hoạt chất này trên trái thanh long.

Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bình Thuận cho biết, từ kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV ở 24 mẫu rau, quả trên địa bàn tỉnh cho thấy, mặc dù chi cục hàng năm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tuyên truyền về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt vẫn còn một bộ phận nông dân vẫn sử dụng thuốc BVTV trên rau, quả tùy tiện (thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng, không đảm bảo thời gian cách ly…).

 

Chính vì thế, để hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV trên rau, quả chứa dư lượng thuốc BVTV, các địa phương và đơn vị chuyên môn cần phải tăng cường tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả trên rau, quả cho nông dân, tập trung tại những vùng trồng rau, quả trọng điểm.

Mặt khác, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về tình hình sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định hiện nay trên địa bàn tỉnh. Qua đó, khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng quy định, tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hoạch rau, quả, cũng như tác hại của việc tồn dư thuốc BVTV trên rau, quả khi đưa ra thị trường.

Song song, tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời những công ty, cửa hàng còn buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc giả, thuốc kém chất lượng...


https://danviet.vn/dang-bao-dong-1-3-mau-rau-qua-tuoi-ton-du-thuoc-bao-ve-thuc-vat-o-tinh-binh-thuan-20211125200951596.htm
 

Theo Kiều Hằng (Báo Bình Thuận/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.