Dân làng Pờ Yầu cần lắm một cây cầu mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để đến được khu sản xuất Lơ Dar rộng hơn 100 ha, người dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) phải đi qua cây cầu treo tạm bợ. Gần đây, cây cầu bị xuống cấp nghiêm trọng khiến ai đi qua cũng rùng mình lo sợ.
Để thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản và đi lại, năm 2000, dân làng Pờ Yầu tự đóng góp hơn 4 triệu đồng mua dây cáp, xẻ gỗ lấy ván làm cầu treo bắc qua suối Tơ Ngar. Do kinh phí hạn chế nên cây cầu được làm khá tạm bợ với chiều dài khoảng 30 m mặt cầu rộng chừng 1 m. Từ nhiều năm nay, cây cầu treo này là con đường duy nhất để sang khu sản xuất Lơ Dar rộng hơn 100 ha.
Đã thành thông lệ, cứ sau mỗi vụ mùa thu hoạch nông sản, dân làng lại quyên góp tiền để tu sửa cây cầu treo. Gần đây, do lưu lượng người qua lại nhiều nên cây cầu treo xuống cấp nghiêm trọng, các dây cáp nhiều chỗ gỉ sét, dây thép quấn quanh cầu được buộc sơ sài, các tấm ván trên mặt cầu đã mục nát. Ông Djrết cho biết: “Muốn đến rẫy thì phải qua cây cầu treo này. Mỗi lần qua đây, bà con rất sợ vì cầu rung lắc dữ dội. Vào mùa mưa lũ, nước ngập tới cầu, dân làng phải ngủ lại rẫy vài ngày đợi nước rút mới về được. Từ lâu, bà con rất mong Nhà nước hỗ trợ làm cây cầu kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn”.
Người dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) phải đi qua cầu treo tạm bợ, xuống cấp để đến khu đất sản xuất. Ảnh: R.H
Người dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) phải đi qua cầu treo tạm bợ, xuống cấp để đến khu đất sản xuất. Ảnh: R'Ô Hok
Còn anh Tèo thì bày tỏ: “Cầu treo này là con đường duy nhất để qua rẫy. Vì mặt cầu yếu không thể vận chuyển phương tiện sản xuất qua được nên bà con hoàn toàn làm thủ công. Vào mùa thu hoạch, bà con phải vác từng bao nông sản qua bên kia cầu treo để tập kết rồi mới chở về nhà được”.
Theo ông Gep-Trưởng thôn Pờ Yầu-cho biết: Cầu treo Lơ Dar được coi là con đường độc đạo dẫn đến khu sản xuất của dân làng. Trước đây khi chưa có cây cầu treo, để qua khu sản xuất này, người dân phải lội suối Tơ Ngar hoặc đi đường vòng rất xa. Để rút ngắn khoảng cách đi lại, dân làng tự góp tiền làm cầu tạm phục vụ việc đi lại. “Dân làng Pờ Yầu mong lắm một cây cầu kiên cố để việc đi lại được an toàn, thuận lợi hơn, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống”-ông Gep bày tỏ thêm.
Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Ngọc Hải-Chủ tịch UBND xã Lơ Pang-cho biết: “Thông qua các buổi họp, dân làng Pờ Yầu thường xuyên đề nghị Nhà nước đầu tư để làm cầu bắc qua suối Tơ Ngar. Ủy ban nhân dân xã cũng đã có tờ trình gửi các cơ quan cấp trên đề nghị đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố phục vụ việc đi lại của bà con trong làng an toàn hơn”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.