Dân làng Đê Chơ Gang “sống khỏe” nhờ trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ tích cực trồng rừng sản xuất, người dân làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) có nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Ông Đinh Văn Cao-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Chơ Gang là một trong những hộ đầu tiên của làng mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây ngắn ngày trên đất lâm nghiệp sang trồng rừng. Ông Cao cho biết: Năm 2017, khi chính quyền địa phương triển khai Kế hoạch số 1123/KH-UBND của UBND tỉnh về việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng, gia đình ông đã tham gia trồng 18,8 ha keo. Thấy cây keo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây, đến nay, gia đình ông đã liên kết với người dân trồng được hơn 30 ha.

Ông Cao cho biết thêm: Những hộ tham gia trồng rừng được Nhà nước hỗ trợ 7 triệu đồng/ha để mua giống và chăm sóc cây trong thời gian kiến thiết cơ bản. Ngoài ra, chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn quan tâm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, giới thiệu các cơ sở bán cây giống uy tín, chất lượng. Những diện tích keo lai trồng năm 2017, 2018 đã bắt đầu cho thu hoạch.

“Bình quân mỗi héc ta keo thu được 80-90 tấn gỗ. Với giá bán 1.200 đồng/kg, gia đình thu về khoảng 90 triệu đồng/ha. Trừ chi phí đầu tư, mỗi héc ta keo cho lợi nhuận 40-45 triệu đồng/chu kỳ (chu kỳ khai thác keo lai dài 5-6 năm), cao hơn nhiều so với trồng mì, lúa rẫy trên đất đồi dốc. Có thu nhập từ trồng rừng, tôi đã làm được nhà mới khang trang, cuộc sống gia đình ổn định và có điều kiện lo cho con cái học hành”-ông Cao chia sẻ.

Anh Đinh Văn Cao bên rừng keo của gia đình phát triển tốt. Ảnh: L.N

Anh Đinh Văn Cao bên rừng keo của gia đình phát triển tốt. Ảnh: L.N

Thấy được ích lợi của việc trồng rừng, các gia đình trong làng học tập làm theo. Một số gia đình không chỉ thoát nghèo mà đã có của ăn của để, có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn.
Chị Đinh Thị Siết cho hay: Năm 2017, gia đình chị trồng 3,4 ha keo. Đến năm 2018, chị tiếp tục trồng 1,3 ha keo và năm 2020 trồng thêm 1,5 ha. Để đảm bảo nguồn thu nhập cho gia đình khi cây keo chưa đến chu kỳ khai thác, ở những diện tích đất thấp, bằng phẳng, chị xen canh đậu, bắp, mì, mía.

“Năm 2022, toàn bộ diện tích keo trồng năm 2017 đã được khai thác. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình thu về gần 200 triệu đồng. Chúng tôi xác định phải phát triển kinh tế từ rừng bởi ở đây chủ yếu đất đồi dốc nhưng rất phù hợp với cây keo. Vì vậy, sau khi thu hoạch xong toàn bộ diện tích keo, tôi tiếp tục trồng lại luôn. Thu nhập từ rừng đã giúp gia đình tôi có tiền để nuôi các con học tập và xây nhà khang trang”-chị Siết phấn khởi nói.

Còn ông Đinh Tech thì cho hay: Năm 2018, gia đình ông trồng được 4,6 ha keo trên đất lâm nghiệp. Trước đây, khi chưa trồng rừng, với những diện tích đất đồi núi, gia đình chủ yếu trồng mì, bắp nhưng thu nhập không được bao nhiêu. Khi được Nhà nước hỗ trợ 7 triệu đồng/ha, gia đình đã đăng ký trồng rừng. “Xác định trồng rừng để phát triển kinh tế gia đình nên tôi đã chú trọng khâu chăm sóc. Nhờ đó, cây keo phát triển rất tốt”-ông Tech chia sẻ.

Làng Đê Chơ Gang có 135 hộ dân với 539 khẩu, trong đó, 91,2% là người dân tộc thiểu số. Đến nay, làng có hơn 90% hộ dân tham gia trồng rừng với tổng diện tích hơn 250 ha keo và bạch đàn.
Ông Cao cho hay: Những năm gần đây, người dân làng Đê Chơ Gang có thu nhập chính từ trồng rừng. Trồng rừng trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững, thậm chí vươn lên làm giàu, xây được nhà ở khang trang. Trước năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của làng chiếm hơn 50% thì nay chỉ còn 22,2%, hộ cận nghèo chiếm 27,4%.

Nhờ trồng rừng sản xuất, nhiều hộ dân làng Đê Chơ Gang đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ảnh: L.N

Nhờ trồng rừng sản xuất, nhiều hộ dân làng Đê Chơ Gang đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ảnh: L.N

Về phong trào trồng rừng ở làng Đê Chơ Gang, ông Đào Duy Tuấn-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đak Pơ-thông tin: Từ năm 2017 đến nay, huyện Đak Pơ đã trồng được hơn 1.144 ha rừng sản xuất. Diện tích trồng rừng hàng năm của huyện đều đạt và vượt kế hoạch, tỷ lệ cây sống chiếm trên 95%. Đặc biệt, làng Đê Chơ Gang là điểm sáng trong phong trào trồng rừng sản xuất. Trồng rừng là một trong những biện pháp hiệu quả để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc… Những khu vực trước đây bị bỏ không thì nay đã được phủ xanh bằng các loại cây lâm nghiệp có giá trị. Người dân trên địa bàn đã chủ động thâm canh trồng rừng, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null