Đắm say cùng "cung đường thác" ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Du ngoạn trên tuyến đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông dài 25 km (đoạn từ xã biên giới Ia Chía, huyện Ia Grai đến xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ), lữ khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của 2 thác nước. Vậy nên cung đường này còn được gọi là “cung đường thác”.
Thác Lệ Kim (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) vốn không còn xa lạ với du khách, đặc biệt là những ai yêu thích xê dịch. Khi tuyến đường liên huyện nói trên được đầu tư xây dựng, hành trình tới thác Lệ Kim trở nên thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Từ trung tâm TP. Pleiku di chuyển theo tỉnh lộ 664 qua thị trấn Ia Kha chừng 15 km, đến ngã ba cây Cầy (xã Ia Tô) thì rẽ trái vào đường liên huyện Ia Grai-Đức Cơ. Từ đây, chỉ cần chạy thẳng tầm 5 km nữa sẽ tới thác.
Ảnh: Hải Lê
Ảnh: Hải Lê
Thác Lệ Kim nằm trên dòng suối Ia Blang, bốn bề vẫn còn hoang vắng và chưa có chỉ dẫn cụ thể, vì vậy nếu là khách lạ, bạn hãy chịu khó hỏi những người dân bên đường. Thác Lệ Kim độc đáo ở chỗ, dưới chân thác có một “hàm ếch” rất rộng lớn, chứa được cả trăm người. Tương truyền trong những năm chiến tranh chống Mỹ, để trốn khỏi sự truy kích, tìm diệt của quân địch, người dân các làng xung quanh đã tìm tới trú ẩn trong khu vực này. Ngày nay, thác Lệ Kim vẫn còn giữ được vẻ đẹp rất hùng vĩ, hoang sơ. Vào mùa mưa, nước suối Ia Blang dâng cao, dòng thác tuôn chảy mạnh mẽ từ độ cao hàng chục mét. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm việc ghé thăm con thác trở nên nguy hiểm vì đường xuống chân thác rất dốc, trơn trượt do chưa được đầu tư mở lối đi bằng đường bê tông hay bậc thang. Vào mùa khô, dòng Ia Blang rút nước mạnh, để lộ ra những phiến đá lớn. Đây là lúc du khách có thể dễ dàng tiếp cận đỉnh thác và ngắm trọn vẹn không gian bao quanh thác từ trên cao.
Cũng trên đoạn tuyến này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác Grai Jdoa nằm trên suối Ia Kriêng (ranh giới giữa làng Lung và làng Hrang, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ). Giữa không gian ngập nắng vàng cao nguyên, thác Grai Jdoa như chiếc khăn choàng duyên dáng trải giữa nền tươi xanh của bạt ngàn đồi nương cà phê, cao su... Để chiêm ngưỡng Grai Jdoa, từ quốc lộ 19, du khách rẽ vào đường Kpă Klơng, chạy thẳng tầm 4 km sẽ thấy thác nằm ngay bên đường. Không sở hữu chiều cao hàng chục mét như thác Lệ Kim nhưng Grai Jdoa lại khiến lữ khách thích thú khi ngắm dòng thác chảy tràn trên bề ngang rộng đến 30 m. Đứng trên cầu vắt ngang dòng Ia Kriêng, lữ khách có thể ngắm tổng thể một Grai Jdoa hùng vĩ đang tuôn dòng nước trắng xóa.
“Trước đây dòng Ia Kriêng nổi tiếng nhiều cá, trong đó có đặc sản cá lăng đỏ. Cha mình từng câu được những con cá lăng đỏ nặng hơn chục ký”-anh Rơ Lan Ni (làng Lung, xã Ia Kriêng) kể lại. Trưởng thôn Lung-anh Đinh Văn Tây-cũng cho biết: Những người lớn tuổi ở làng Lung vẫn nhắc chuyện đàn nai tìm về uống nước và dạo chơi vào mùa khô bên thác Grai Jdoa. Xung quanh thác khi ấy vẫn bao trùm những bóng cây lớn. Đêm đến, tiếng nai gọi bầy tan trong tiếng gió, thoảng về buôn làng. “Tầm 20 năm trở lại đây, nai đã không còn tìm về đây nữa...”-anh Tây tiếc nuối. 
Từ năm 2018, khi tuyến đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông được đầu tư xây dựng, thác Grai Jdoa như một “vẻ đẹp tiềm ẩn” bỗng chốc được khai phá. Chị Nguyễn Thị Tuyết (làng Hrang, xã Ia Kriêng) vui vẻ nói: “Mỗi dịp lễ, Tết hay những buổi chiều, nhiều nhóm thanh niên kéo nhau đến đây tổ chức vui chơi, picnic bên thác. Những nông dân quanh năm quanh quẩn với vườn rẫy như chúng tôi cũng vui lây cái không khí rộn ràng đó”. Còn anh Hồ Văn Đoàn (cùng trú làng Hrang) cũng phấn khởi: “Lâu nay, thi thoảng gia đình có khách vào thăm chơi, tôi hay dẫn họ ra thác Grai Jdoa để tham quan, vui chơi. Chúng tôi khi thì nướng gà, khi câu cá nướng và nhâm nhi những lon bia được ngâm dưới dòng suối mát lạnh. Sau bao bộn bề cuộc sống, những phút giây thư thái ấy thật đáng quý giúp chúng tôi lấy lại năng lượng để làm việc”.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null