Đảm bảo các điều kiện tổ chức chợ hoa Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để tổ chức chợ hoa Xuân Mậu Tuất 2018 trên địa bàn.

Việc tổ chức chợ hoa Xuân Mậu Tuất 2018 của huyện Chư Sê là một hoạt động ý nghĩa, thiết thực góp phần phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết. Đây cũng là cơ hội để người dân trên địa bàn huyện Chư Sê và các huyện lân cận trao đổi, buôn bán hoa, cây cảnh.

 

Huyện Chư Sê đã phân rõ trách nhiệm của các ngành, đơn vị trong việc tổ chức chợ hoa Xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Q.H
Huyện Chư Sê đã phân rõ trách nhiệm của các ngành, đơn vị trong việc tổ chức chợ hoa Xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Q.H

Để chợ hoa Xuân diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn, ông Trần Văn Lam-Chánh Văn phòng UBND huyện Chư Sê, cho biết, UBND huyện đã phân rõ trách nhiệm của các ngành, đơn vị liên quan trong việc tổ chức. Theo đó, UBND huyện giao Ban Quản lý Công trình Đô thị và Vệ sinh Môi trường huyện chịu trách nhiệm tổ chức chợ hoa Xuân đúng thời gian, địa điểm, quy mô và kinh phí được duyệt. Đồng thời, phối hợp với Công an huyện, UBND thị trấn Chư Sê đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình tổ chức và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường sau khi kết thúc chợ hoa.

Chợ hoa Xuân năm nay sẽ được huyện Chư Sê tổ chức trên đường Nguyễn Tri Phương và các tuyến đường bao quanh Công viên Văn hóa Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Chợ hoa dự kiến chia thành 54 lô, diện tích 70-75 m2/lô. Ngoài ra, chợ hoa còn có 12 lô dự phòng. Giá thuê mặt bằng là 2,2 triệu đồng/lô. Tổng kinh phí triển khai chợ hoa Xuân gần 120 triệu đồng.

Theo kế hoạch, chợ hoa Xuân sẽ diễn ra từ ngày 6-2 đến 15-2 (từ  21 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp năm Đinh Dậu). Ban Quản lý Công trình Đô thị và Vệ sinh Môi trường huyện sẽ bố trí hệ thống đèn điện, nước tưới và các công trình vệ sinh phục vụ các hộ kinh doanh và người dân đến tham quan, mua bán. Toàn bộ rác thải ở chợ hoa được huyện phối hợp với nhà máy xử lý rác thải của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường ViWaSeen Phương Hướng thu gom và xử lý.

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình diễn ra chợ hoa, Công an huyện Chư Sê đã có kế hoạch phối hợp với Ban Quản lý Công trình Đô thị và Vệ sinh Môi trường phân công lực lượng túc trực, bảo vệ 24/24 giờ. Bên cạnh đó, UBND thị trấn Chư Sê sẽ phối hợp tổ chức dịch vụ trông giữ phương tiện; phối hợp với Công an huyện đảm bảo công tác an ninh trật tự, hướng dẫn nhân dân, các đơn vị, tổ chức, cá nhân vào kinh doanh trong khu vực chợ hoa đúng địa điểm, tránh tình trạng bày bán tùy tiện trên lòng đường, vỉa hè…

Ông Lê Văn Minh-Trưởng ban Quản lý Công trình Đô thị và Vệ sinh Môi trường huyện Chư Sê, cho biết: Năm nay, chợ hoa Xuân còn thu hút các hộ kinh doanh ở các địa phương lân cận như Chư Pưh, Phú Thiện, Ayun Pa... tham gia trưng bày, bán hoa, góp phần làm cho chợ hoa thêm phong phú, sôi động. Các loài hoa thường được thương lái mua từ các tỉnh miền Tây và miền Trung về bán. Riêng về cây cảnh, địa bàn huyện cũng có một số lượng lớn cung cấp cho người dân. Những cây cảnh thường là mai, hoa giấy, lộc vừng, sơn trà, me... Ban Quản lý Công trình Đô thị và Vệ sinh Môi trường  sẽ thành lập một đội bốc xếp hoa trực 24/24 giờ bốc xếp hoa đến vị trí lô theo yêu cầu của người dân.

Đến nay, Ban Quản lý Công trình Đô thị và Vệ sinh Môi trường huyện đã cơ bản hoàn tất việc bố trí địa điểm, các gian hàng, dựng khung, phân lô đảm bảo khoa học, nền nếp. Nhiều khách hàng đã đến đăng ký lô để kinh doanh tại chợ hoa.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).