Đak Pơ xây dựng chính quyền điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) quan tâm đầu tư xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Xây dựng chính quyền điện tử

Trong 2 năm (2022-2023), UBND xã Phú An đầu tư hơn 155 triệu đồng để triển khai các nhiệm vụ, dự án về công nghệ thông tin (CNTT), phát triển chính quyền số; trang bị máy tính, máy in, photocopy, thuê đường truyền internet/IP tĩnh hệ thống quản lý văn bản điều hành, thuê đường truyền hệ thống họp trực tuyến cấp xã và trang bị phần mềm diệt vi rút có bản quyền cho máy tính của cán bộ, công chức. Với sự quan tâm đầu tư có chiều sâu, đến nay, 100% văn bản đến/đi của UBND và các ban ngành, đoàn thể xã (trừ văn bản mật) được số hóa, ký số và quản lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành; 100% hồ sơ giải quyết TTHC của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống một cửa điện tử; 100% cơ quan chuyên môn và cán bộ, công chức, viên chức thuộc xã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ để gửi, nhận văn bản, tài liệu phục vụ công việc chuyên môn…

Ông Trần Vũ Thanh-Phó Chủ tịch UBND xã Phú An-cho biết: Bên cạnh chú trọng đầu tư hệ thống trang-thiết bị phục vụ công tác, xã khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tham gia giao dịch, kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử; thường xuyên tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh, cổng/trang thông tin điện tử, trang Zalo OA của UBND xã các kiến thức, kỹ năng về công nghệ số; tuyên truyền các quy tắc ứng xử trên môi trường số góp phần hình thành văn hóa số cho người dân và doanh nghiệp. “Từ những nỗ lực đó, năm 2022, chỉ số chính quyền điện tử của UBND xã đứng thứ nhất toàn huyện”-ông Thanh phấn khởi nói.

Huyện Đak Pơ bố trí máy bấm số tự động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC để tạo thuận lợi cho người dân đến giao dịch. Ảnh: N.M

Huyện Đak Pơ bố trí máy bấm số tự động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC để tạo thuận lợi cho người dân đến giao dịch. Ảnh: N.M

Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC huyện Đak Pơ, từ năm 2020 đến nay, chính quyền địa phương đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm hệ thống bấm số tự động, camera giám sát, màn hình tra cứu thông tin, máy tính. Chị Phan Bảo Trâm-công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC-cho hay: “Được máy móc hỗ trợ nên việc tiếp nhận, chuyển hồ sơ TTHC đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn; rút ngắn thời gian xử lý công việc, nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch”.

Đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC huyện Đak Pơ để làm thủ tục công chứng, chị Thái Thị Cẩm Nghi (tổ 2, thị trấn Đak Pơ) chia sẻ: “Từ khi huyện bố trí máy bấm số tự động, người dân đến liên hệ giải quyết công việc không còn tình trạng chen lấn lộn xộn. Hồ sơ TTHC được tiếp nhận, xử lý và trả kết quả đúng quy trình; thời gian giải quyết nhanh gọn”.

Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Thị Thương, những năm qua, huyện đã đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Các cơ quan, đơn vị thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn đã được trang bị đầy đủ máy tính, máy in kết nối mạng internet. Số lượng máy tính trên cán bộ công chức đạt 100%; hầu hết cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo máy tính trong công việc. Huyện đã cung cấp 268 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 113 dịch vụ công trực tuyến một phần; trong đó, cung cấp 195 dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, 73 dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, 55 dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và 58 dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã. “Năm 2022, chỉ số chính quyền điện tử của UBND huyện Đak Pơ xếp thứ 2/17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đó là động lực để huyện tiếp tục thực hiện yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số”-bà Thương thông tin.

Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức xã Phú An được cấp tài khoản thư điện tử công vụ để gửi, nhận văn bản, tài liệu phục vụ công việc chuyên môn. Ảnh: Ngọc Minh

Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức xã Phú An được cấp tài khoản thư điện tử công vụ để gửi, nhận văn bản, tài liệu phục vụ công việc chuyên môn. Ảnh: Ngọc Minh

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền điện tử, theo bà Thương, huyện tranh thủ các nguồn tài trợ, ngân sách của tỉnh phân bổ và ưu tiên bố trí ngân sách của địa phương hàng năm để thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án phát triển và ứng dụng CNTT; phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh và các doanh nghiệp có năng lực trong lĩnh vực CNTT để tư vấn, xây dựng và thực hiện mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, huyện sẽ xây dựng các văn bản pháp lý về CNTT để làm nền tảng trong công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh và đưa các hoạt động quản lý nhà nước về CNTT đi vào nền nếp; đưa việc ứng dụng CNTT vào nghị quyết của Đảng bộ, HĐND, UBND huyện. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, địa bàn mình phụ trách. Ngoài ra, huyện sẽ tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số; hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền; ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để góp phần nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận và tham gia vào các dịch vụ chính phủ số.

“Huyện sẽ lồng ghép, gắn công tác tuyên truyền xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số với cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của cổng thông tin điện tử huyện, trang thông tin điện tử UBND các xã, thị trấn để tạo kênh tương tác hiệu quả giữa cơ quan chính quyền với người dân, doanh nghiệp”-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.